Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

Giải pháp cho bé uống canxi không gây táo bón





Trẻ uống canxi bị táo bón

1. Sai lầm khiến trẻ uống canxi bị táo bón

Với mong muốn con được cao lớn hơn mà nhiều mẹ tìm đến các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng chứa canxi. Tuy nhiên, đứa trẻ của bạn có thể bị táo bón nếu:

1.1. Ăn nhiều thực phẩm giàu axit oxalic

Axit oxalic dễ dàng kết hợp với canxi tạo thành canxi oxalat – một chất cặn kết tủa, làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thụ canxi của cơ thể, gây ra chứng táo bón cho trẻ.

Tất nhiên sẽ rất khó để bạn loại bỏ hoàn toàn mọi thực phẩm chứa oxalic khỏi chế độ ăn của trẻ nhưng ít nhất hãy ghi nhớ danh sách những thực phẩm điển hình chứa nhiều axit oxalic như rau dền, rau bina, hành, măng tây, đậu trắng, đậu tương để bảo vệ đứa trẻ của bạn khỏi táo bón khi bạn ý bổ sung canxi.

1.2. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo

Tương tự axit oxalic, các chất béo tạo ra sau khi tiêu hóa các thực phẩm giàu axit béo tự do rất dễ kết hợp với canxi và làm giảm sự hấp thụ canxi. Canxi không được hấp thụ sẽ theo vào chất thải, gây táo bón cho trẻ.

Vậy nên đừng gặp sai lầm bổ sung quá nhiều những món ăn giàu chất béo khi trẻ đang uống thuốc bổ canxi các bạn nhé, nếu không táo bón sẽ sớm tới chào hỏi con bạn đấy.



Một chế độ ăn giàu chất béo khi bổ sung canxi sẽ khiến trẻ bị táo bón

1.3. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Bạn vẫn luôn khuyến khích đứa trẻ của mình ăn thật nhiều chất xơ để không còn bị táo bón nữa? Và tất nhiên là chất xơ sẽ giúp làm tăng khối lượng phân, phân mềm hơn, kích thích nhu động ruột và trẻ đi tiêu trở nên dễ dàng và ngăn ngừa phần nào đó sự xuất hiện của táo bón.

Nhưng khi bạn cho trẻ uống canxi, một chế độ ăn quá nhiều chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị táo bón bởi vì chất xơ thực vật cũng dễ dàng kết hợp với canxi, làm giảm đi sự hấp thụ canxi, canxi kết tủa và gây ra táo bón cho trẻ.

1.4. Trộn lẫn canxi với thức ăn và sữa khiến trẻ dễ bị táo bón

Muốn bổ sung canxi cho trẻ nhưng trẻ nhỏ lại sợ sệt không chịu uống thuốc thế là một số bạn “sáng tạo” nghiền nát viên thuốc rồi trộn lẫn với thức ăn hoặc sữa để cho bé uống.

Nhưng bạn biết không canxi trong thức ăn không hoàn toàn toàn được hấp thụ trong ruột, có tới khoảng 70-80% canxi không được hấp thụ mà lưu lại trong phân.

Lượng canxi tồn đọng nhiều và lâu ngày sẽ gây táo bón cho trẻ.

2. Cách bổ sung canxi để trẻ không bị táo bón

Táo bón là một trong những tác dụng phụ mà trẻ có thể sẽ gặp phải khi bổ sung canxi. Vậy có cách nào để phòng tránh tình trạng này?

2.1. Bổ sung canxi đúng với tình trạng cơ thể

Sẽ không khó đẻ bắt gặp ai đó với cái suy nghĩ rằng “thật nhiều canxi càng tốt hơn cho sự phát triển xương” rồi từ đó lại miệt mài cho trẻ ăn thức ăn giàu canxi rồi lại bổ sung thêm canxi qua các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên, bất cứ cái gì cũng thế thôi chứ chẳng phải riêng gì can xi vừa-đủ-mới-là-tốt-nhất. Dừ thừa canxi gây ra táo bón, sỏi thận và nguy cơ tim mạch,..

Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam


Độ tuổi Lượng canxi (mg/ngày)
Dưới 6 tháng Lượng canxi được cung cấp chủ yếu qua sữa mẹ
6-11 tháng 400
1-2 tuổi 500
3-5 tuổi 600
6-7 tuổi 650
8-9 tuổi 700
10-19 tuổi 1000
Phụ nữ cho con bú 1300

Cách lý tưởng để có được canxi, giống như bất kỳ chất dinh dưỡng nào, là từ thực phẩm.

Nếu đứa trẻ của bạn có thể nhận đủ canxi qua thực phẩm thì bạn cũng chẳng cần phải tìm đến các sản phẩm bổ sung làm gì cả.

Còn nếu vì một lý do nào đó, trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa, hấp thụ kém, trẻ bị suy dinh dưỡng,…thì hãy kiểm tra nhãn thuốc, thực phẩm chức năng để theo dõi xem trẻ có thể nhận được bao nhiêu canxi từ đó.

2.2. Lựa chọn loại canxi phù hợp

Có nhiều dạng khác nhau được sử dụng trong các sản phẩm bổ sung canxi và mỗi hợp chất này lại chứa một lượng canxi khác nhau:

Canxi cacbonat (40% canxi)
Canxi citrate (21% canxi)
Canxi gluconate (9% canxi)
Canxi lactate (13% canxi)

Trong đó, hai dạng chính của canxi bổ sung đó là canxi cacbonat và canxi citrat. Canxi cacbonat có xu hướng mang giá trị tốt nhất bởi nó chứa hàm lượng canxi cao nhất khoảng 40%.

Vì canxi cacbonat cần axit để hấp thu nên tốt nhất nên dùng sản phẩm này cùng với thức ăn.

Hầu hết mọi người đều dung nap canxi cacbonat nhưng một số lại phàn nàn về tác dụng phụ đầy hơi hoặc táo bón nhẹ của nó.

Canxi citrat được hấp thụ dễ dàng hơn so với canxi cacbonat và có thể uống được khi đói bụng. Nhưng vì có hàm lượng canxi thấp hơn, chỉ 21% nên trẻ cần uống lượng nhiều hơn để đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày.


Lựa chọn loại bổ sung canxi phù hợp để trẻ không bị táo bón

Cũng có rất nhiều sự kết hợp với canxi, canxi kết hợp lysin, kẽm và vitamin giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt hơn; canxi kết hợp với vitamin D3 giúp ruột hấp thu tốt hơn và hạn chế sự táo bón do canxi của trẻ,…

Prebiotic trong các sản phẩm bổ sung canxi cũng giúp trẻ ít bị táo bón hơn bởi chúng dễ dàng được chuyển hóa thành các axits béo chuỗi ngắn tạo ra môi trường có tính acid hơn làm tăng khả năng hấp thụ canxi của ruột.

2.4. Uống canxi vào sáng sớm



Lựa chọn thời điểm hợp lý để trẻ uống canxi không bị táo bón

Thời điểm tốt nhất để bổ sung canxi cho bé là vào buổi sáng sớm, kết hợp với vận động để quá trình chuyển hóa canxi diễn ra tốt nhất.

Từ sau 14 giờ chiều thì bạn không nên cho bé uống canxi nữa vì từ đó trở đi, nhất là vào buổi tối, bé ít vận động hơn nên quá trình chuyển hòa canxi vào khung đích là xương chậm lại khiến canxi dễ lắng đọng và trẻ sẽ dễ bị táo bón hơn.

Hơn nữa, sau khi uống canxi vào buổi sáng trẻ có nhiều cơ hội hơn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên cơ thể sẽ hấp thu canxi hiệu quả hơn.

2.5. Chú ý đến đơn thuốc trẻ đang sử dụng

Nếu trẻ đang sử dụng các thuốc nào đấy thì bạn nên thật cân nhắc trước khi bổ sung canxi cho trẻ vì chúng có thể tương tác với nhau, làm sự giảm/tăng hấp thu của nhau từ đó hiệu quả điều trị của từng thuốc bị giảm hoặc nồng độ thuốc trong máu tăng cao hơn và gây độc tính.

Do đó, tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để biết xem có nên không để cho trẻ uống các thuốc bổ sung canxi, hoặc là thời điểm uống thuốc thay đổi thế nào để tránh trẻ bị táo bón khi bổ sung canxi cũng như các tương tác không mong muốn khác xảy ra.

2.6. Tăng cường bổ sung nước cho trẻ

Một điều nữa bạn cũng cần phải nhớ để không còn nỗi lo táo bón khi bổ sung canxi cho trẻ là trẻ cần được uống đầy đủ nước.

Đó có thể là nước lọc, nước hoa quả, sữa, đặc biệt là các loại nước hoa quả như mận, táo, lê,...bởi lượng lớn sorbitol trong chúng sẽ rất tốt cho tiêu hóa của trẻ.

Các loại nước ngọt, nước có ga, nước ép hoa quả công nghiệp, cà phê, nước tăng lực được khuyến cáo không nên sử dụng.


Bổ sung nhiều nước khi uống canxi để trẻ không bị táo bón

2.7. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý cho bé

Để trẻ uống canxi không bị táo bón, bạn cần tăng cường chất xơ vào chế độ ăn của trẻ. Chất xơ giúp làm tăng khối lượng và làm mềm phân, giúp kích thích nhu động ruột và phân di chuyển dễ dàng hơn trong đường tiêu hóa, theo đó chứng táo bón cũng được ngăn ngừa.

.


Một chế độ ăn đầy đủ chất xơ sẽ giúp trẻ uống canxi không bị táo bón

Qua bài viết trên, chắc bạn đã biết những lý do khiến trẻ uống canxi bị táo bón và làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng này rồi chứ? Và một lời khuyên cho bạn đó là thuốc không phải là cách suy nhất để bổ sung canxi cho đứa trẻ của bạn mà hãy nhớ rằng còn rất nhiều thực phẩm giàu canxi dành cho trẻ nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét