Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé

Chiều cao và cân nặng của bé luôn là mối “bận tâm” hàng đầu của hầu hết các ông bố bà mẹ khi chăm sóc con nhỏ. Bởi bậc cha mẹ nào cũng lo lắng thể trạng con mình là bình thường, đạt chuẩn, hay suy dinh dưỡng, chiều cao quá thấp? Hoặc ngược lại, bị thừa cân béo phì? Vậy làm sao để biết chiều cao cân nặng của bé có đạt chuẩn hay không? Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

  1. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé
Trước khi so sánh với bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé, các mẹ hãy tiến hành cân và đo chiều cao cho bé theo hướng dẫn sau:
  • Cách cân cho bé:
Trước khi đo trọng lượng cho bé, để chuẩn nhất mẹ nên cân sau khi bé đã đi tiểu, đại tiện. Chỉnh kim cân về giữa số 0, cho bé nằm/ đứng lên cân, đợi kim đồng hồ cân cố định vị trí mới lấy số liệu. Đừng quên trừ đi trọng lượng của tã và quần áo nếu bé mặc quá nhiều đồ (khoảng 200-400 gram).
  • Cách đo chiều cao cho bé
Dùng các loại thước đo chiều cao được đóng cố định vào tường hoặc thước rời, có thể đo khi bé nằm (với trẻ sơ sinh) và khi bé đứng (với trẻ lớn).
Điều chỉnh cho thân người bé thẳng, đầu thẳng, mắt nhìn về phía trước, bỏ dép/giày ra. Dùng thước áp sát theo chiều thẳng đứng từ chân bé lên đến đỉnh đầu, để tránh sai sót, có thể dùng bút đánh dấu vị trí chân và đầu bé rồi đo thước trực tiếp trên bề mặt.
Sau đó, các mẹ hãy so sánh chỉ số cân nặng chiều cao của bé với bảng dưới đây:


Chiều cao cân nặng chuẩn của bé từ 0 đến 10 tuổi
Ghi chú:
–  Cột TB: chiều cao/ cân nặng của bé đạt mức chuẩn trung bình
– Cột -2SD: chiều cao/ cân nặng của bé đang ở mức suy dinh dưỡng, thiếu cân hoặc thấp còi.
– Cột +2SD: chiều cao/ cân nặng của bé đang ở mức thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao).
  1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ?
Ngoài yếu tố di truyền, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé, chẳng hạn như:
  • Bé thường ăn chưa đủ no hoặc ăn quá nhiều, khẩu phần ăn thiếu cân bằng dưỡng chất, thiếu chất, bú mẹ không đủ, ăn ít bữa, ít được ăn thức ăn giàu protein, chất béo,… bé không đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày và sự phát triển của cơ thể.
  • Bé ăn uống tốt, nhưng do thường mải chơi, chơi quá sức, tiêu hao nhiều năng lượng.
  • Bé bị mắc một bệnh lý nào đó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.
  • Môi trường sống của bé thiếu lành mạnh, có nhiều khói bụi, ô nhiễm, không thoáng đãng.
  • Bé ít được hoạt động ngoài trời, đa số ở trong phòng kín, khiến cơ thể trao đổi chất kém đi.
Bé ít được vận động cũng ảnh hưởng nhiều đến chiều cao cân nặng của bé
  1. Cách kiểm soát chiều cao cân nặng chuẩn cho bé
Để giúp đảm bảo chiều cao cân nặng cũng như sức khỏe, sự phát triển toàn diện của bé đạt mức tốt nhất, các mẹ hãy chú ý đến các điều sau:
  • Xây dựng thực đơn đa dạng, đủ dưỡng chất cho bé
Kể từ khi bé bắt đầu ăn dặm, các mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống đa dạng, cân đối, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu các nhóm dinh dưỡng mà cơ thể bé cần trong từng giai đoạn phát triển, bao gồm cả bữa chính và bữa phụ để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé.
Mỗi khẩu phần của bé trong ngày cần đủ 5 nhóm thực phẩm chính: Thực phẩm tinh bột, thực phẩm giàu protein, thực phẩm chứa chất béo có lợi, hoa quả và rau xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Với những bé biếng ăn, lười ăn, hấp thu kém, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, chế biến theo món bé yêu thích để giúp bé ăn ngon hơn, hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm tốt hơn. Đặc biệt, mẹ nên cho con ăn sữa chua mỗi ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt nhất nhé.
Với những bé thấp còi, có nguy cơ suy dinh dưỡng, ngoài áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, các mẹ có thể chọn cho con sử dụng thêm những loại sữa chuyên biệt để khắc phục tình trạng của bé, giúp bé phát triển bắt kịp đà phát triển theo lứa tuổi.
  • Khuyến khích bé vận động thể chất
Để giúp cơ thể bé chuyển hóa tốt các dưỡng chất đã hấp thu, các mẹ hãy khuyến khích, tạo điều kiện cho bé được vui chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày, nên cho bé ra ngoài trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều, để bé vừa được vận động cơ thể, đồng thời tranh thủ tổng hợp vitamin D tốt cho sự phát triển chiều cao, thể chất của trẻ.
Với các trẻ lớn hơn, mẹ có thể hướng dẫn trẻ đi tập thể dục, chơi các môn thể thao phù hợp với thể lực, sở thích như: bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn,…
  • Chăm sóc giấc ngủ cho bé
Hãy tạo cho bé một số thói quen tốt như: ăn uống, học tập, nghỉ ngơi đúng giờ, hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử,… đặc biệt tập cho bé đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, có ngủ trưa vì giấc ngủ là thời gian cơ thể bé nghỉ ngơi, lấy lại sức sau cả ngày bé chơi đùa, học tập, đồng thời là thời gian các cơ quan trong cơ thể bé nghỉ ngơi để hoạt động tốt hơn vào ngày hôm sau, tiết hormone tăng trưởng để phát triển chiều cao. Giấc ngủ sẽ đảm bảo cho bé của bạn được khỏe mạnh và cân nặng cũng sẽ được cải thiện hơn.
Giấc ngủ cũng góp phần giúp cải thiện chiều cao cân nặng của bé
  • Chọn cho bé môi trường sống tốt nhất
Cân nặng và chiều cao của bé cũng chịu ảnh hưởng của một phần bởi môi trường sống. Vì vậy mẹ hãy tạo cho con một môi trường sống tốt nhất, cho con tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn, tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động thể thao ngoài trời để con có sự phát triển vượt bậc hơn.
  • Bổ sung canxi cho trẻ thông qua các thực phẩm bổ sung canxi
Ngoài chế độ dinh dưỡng và tham gia hoạt động thể chất, để cải thiện chiều cao cân nặng cho bé, các mẹ nên cho con sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi tự nhiên như canxi từ tảo biển đỏ. Bởi canxi có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển xương răng của trẻ. Chế độ dinh dưỡng chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu canxi của cơ thể, vì vậy, việc bổ sung canxi thông qua các chế phẩm canxi như canxi tự nhiên từ tảo biển đỏ là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, các mẹ cũng cần chú ý bổ sung canxi kết hợp vitamin D3, vitamin K2 để tăng hiệu quả bổ sung canxi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét