Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

Bạn có biết con mình thiếu calci?

Canxi có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định độ cứng cáp, phát triển chiều cao,… của trẻ nhưng nếu không nắm được những dấu hiệu và cách bổ sung calci cho trẻ thì con có thể bị thiếu calci mà mẹ không biết. Đặc biệt, trong thời gian đầu đời, trẻ cần rất nhiều vi chất dinh dưỡng - đặc biệt là calci - cho quá trình phát triển xương, khớp và các cơ quan chức năng khác trong cơ thể. Nếu lượng calci trẻ được cung cấp hoặc hấp thu không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu calci.

Thiếu calci trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn và đặc biệt rất khó cao. Nhưng làm thế nào để nhận ra con mình đang thiếu calci? Xin mách mẹ 9 dấu hiệu đặc trưng này

1. Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không yên giấc

Nhiều bà mẹ mới sinh thường rơi vào trạng thái khủng hoảng, trầm cảm vì con cứ đến đêm và trở nên rất tỉnh táo, khó chấp nhận đi vào giấc ngủ dù mẹ đã nỗ lực hết sức để ru con. Một số thậm chí còn đau khổ hơn khi trẻ có thể thức một mạch từ 10 giờ tối hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau. Thông thường, khi con có biểu hiện khó ngủ, mất ngủ, đột nhiên thức tỉnh giữa đêm và quấy khóc liên tục, mẹ nên nghĩ đến khả năng trẻ bị thiếu calci. Nỗi sợ hãi khi đêm xuống là một trong những đặc điểm đặc trưng nhất của những trẻ này.

2. Đổ mồ hôi đêm

Trẻ thiếu calci hay đổ mồ hôi, ra mồ hôi trộm. Dấu hiệu rõ ràng nhất là thời gian sau khi ngủ dậy, đầu trẻ ướt sũng mồ hôi.

3. Tính tình bất thường

Trẻ thiếu calci thường hay khó chịu, thích khóc, bồn chồn. Những bé này cũng có các biểu hiện tâm trạng không tốt như chán ăn, không quan tâm đến môi trường xung quanh, chậm phát triển tâm lý.

4. Chậm mọc răng, răng mọc không đều

Canxi chuyển hóa không tốt, thiếu calci dẫn đến chậm mọc răng. Tuy nhiên răng mọc không đều cũng là dấu hiệu của trẻ bị thiếu calci. Một số em bé khi đến tuổi mọc răng vẫn có răng như bình thường, tuy nhiên răng mọc lệch, so le, bố trí không đều khoảng cách giữa các răng, răng lỏng, sớm rụng cũng là biểu hiện thiếu hụt calci ở trẻ.

5. Rụng tóc vành khăn

Thiếu calci khiến bé dễ đổ mồ hôi và rụng tóc, nhất là phìa mặt sau của đầu, nơi tiếp xúc với gối. Rụng tóc vành khăn có thể là một dấu hiệu của phản ứng thiếu hụt calci, tuy nhiên không hoàn toàn là như vậy.

6. Thóp liền quá muộn

Thời gian liền thóp thông thường từ 12-18 tháng. Tuy nhiên thiếu hụt calci cũng sẽ khiến thóp liền muộn hơn khoảng thời gian này, tạo thành hộp sọ vuông.

7. Trẻ chậm phát triển, tập đi muộn, bị biến dạng xương và khớp

Hầu hết thiếu hụt calci ở trẻ dưới 1 tuổi đều biểu hiện ở khu vực chân. Chân cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm. Do xương mềm, các bé này cũng tập lẫy, bò, đứng, đi rất muộn.

8. Hay viêm phổi

Cơ thể thiếu calci sẽ dẫn đến trương lực cơ giảm. Cơ hô hấp kém hoạt động sẽ khiến trẻ dễ bị viêm phổi, viêm phế quản

9. Gân cơ bị kích thích quá đà

Trẻ thiếu calci thường có biểu hiện tăng kích thích thần kinh cơ. Cơ thanh quản có thắt nhiều sẽ gây khó thở, cơ hoành co thắt gây nấc cụt, cơ dạ dày co thắt gây ọc sữa, cơ thành ruột và cơ bàng quang co thắt gây tiểu và tiểu són nhiều lần.

Nếu trẻ có nhiều hơn 3 trong số 9 dấu hiệu trên, mẹ nên lưu ý bổ sung thêm calci cho con. Sữa, sữa chua và các chế phẩm từ sữa luôn là nguồn calci dồi dào và dễ hấp thụ nhất cho trẻ. Tuy nhiến nếu con không thích uống sữa, mẹ hoàn toàn có thể bổ sung cho bé bằng những thực phẩm khác như trứng hay đậu phụ. Đây là hai loại thực phẩm vừa giàu calci lại cung cấp rất nhiều protein cho trẻ. Khi nấu canh sườn cho trẻ, mẹ cũng có thể cho vào canh một vài giọt dấm, cũng sẽ giúp thúc đẩy sự hấp thụ calci tốt hơn.

Muốn con cao bổ sung calci?

Con gái tôi được 8 tuổi, cao 1,2m. Vợ chồng tôi đều có chiều cao khiêm tốn nên tôi muốn cho cháu uống calci để tăng chiều cao. Xin hỏi con tôi uống calci có ảnh hưởng gì không và nên dùng như thế nào? (Chị Minh Tâm, Cầu Giấy, Hà Nội)


TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Theo như bạn nói thì bé nhà bạn đang có chiều cao thấp so với trung bình của lứa tuổi (bé gái 8 tuổi có chiều cao trung bình từ 1,26m – 1,27m). Để phát triển chiều cao, có rất nhiều yếu tố tác động đến, đầu tiên phải kể đến yếu tố di truyền (gene chiếm 23%), tiếp đến là chế độ dinh dưỡng hợp lý (chiếm 31%), hoạt động thể lực (chiếm 20%) và các yếu tố môi trường khác (chiếm 26%). Do đó, bạn không cần quá lo lắng cháu sẽ thấp như bố mẹ. Nhưng bạn cũng nên quan tâm để cải thiện các yếu tố có thể cải thiện như dinh dưỡng, luyện tập để tăng chiều cao cho bé ngay từ bây giờ.

Một điều bạn cũng quan tâm nữa, đây là giai đoạn cần tăng tốc để can thiệp chiều cao cho bé, vì bé chuẩn bị bước vào giai đoạn tiền dậy thì. Nếu có chế độ ăn và hoạt động thể lực cũng như sinh hoạt hợp lý, có thể giúp bé phát triển chiều cao rất nhanh.

Chế độ dinh dưỡng cho bé cần đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cũng như các vi chất cho lứa tuổi. Nên cho bé ăn đa dạng thực phẩm và cân đối 4 nhóm thực phẩm để đảm bảo đủ năng lượng, giàu chất đạm (có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua…) để giúp tăng trưởng và phát triển. Rau xanh, hoa quả tươi là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt, góp phần giúp bộ xương cứng cáp hơn. Calci có nhiều trong tôm, cua, cá bé, sữa và các sản phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua..) giúp xương phát triển và chắc khỏe.

Hoạt động thể lực cho bé trong giai đoạn này cũng đóng vai trò quan trọng. Nên động viên bé tập 30 phút/ngày, tuần tập 5 ngày với các môn như bơi, cầu lông, bóng rổ, đi bộ, đạp xe… giúp bé khỏe mạnh và phát triển chiều cao.

Ngoài ra, giấc ngủ cũng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện. Bạn cần đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, ít nhất 8 tiếng một ngày và tốt nhất nên đi ngủ trước 22 giờ.

Việc tự ý cho trẻ dùng thuốc/viên bổ sung calci là không nên, bởi việc dùng không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bạn nên mang con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ thăm khám. Dựa vào tình hình trạng sức khỏe cụ thể của bé nhà bạn, các bác sỹ sẽ hướng dẫn cho bé dùng như thế nào, dùng bao nhiêu là phù hợp.

Chúc con bạn luôn khỏe và phát triển tối đa chiều cao!

Muốn tăng chiều cao, chỉ calci là đủ?

Để tăng chiều cao và bảo vệ xương chắc khỏe không phải chỉ calci là đủ, hơn nữa nếu bổ sung calci dư thừa hoặc không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe.

Nhiều người cho rằng, để tăng chiều cao và bảo vệ xương chắc khỏe thì cần bổ sung nhiều calci mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng, bởi ở mỗi độ tuổi, cơ thể chỉ cần một lượng calci nhất định, nếu bổ sung dư thừa hoặc không đúng cách, calci có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, ngoài calci, xương cũng cần thêm nhiều dưỡng chất khác để phát triển nhanh và khỏe.

Calci là thành phần quan trọng nhất của xương bởi 99% lượng calci của cơ thể nằm trong xương và răng, nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp calci mà cần được bổ sung. Calci không chỉ quan trọng với xương, răng mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ miễn dịch.

Calci ở dạng nào là tốt nhất?


Calci được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau. Calci nano ứng dụng công nghệ hiện đại, với kích thước siêu nhỏ, tăng khả năng hấp thu ở mức tối đa, sẽ là lựa chọn tối ưu để bổ sung cho cơ thể. Với kích thước cực nhỏ, calci sẽ thẩm thấu vào mạch máu tốt hơn. Theo các nghiên cứu, calci nano giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả gấp 200 lần dạng thông thường. Đồng thời, calci nano cũng làm giảm các tác dụng phụ do calci gây ra như táo bón, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa…

Chỉ calci là chưa đủ

Cơ thể muốn hấp thụ được calci thì phải kết hợp với vitamin D3. Vitamin D3 giúp cơ thể hấp thu calci từ ruột và máu, cũng như thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Vitamin D3 giúp tăng tổng hợp protein osteocalcin vận chuyển calci từ thực phẩm qua thành ruột đi vào máu để đến xương (nhưng có vitamin K2 mới kích hoạt được tính năng gắn calci vào xương của osteocalcin). Khi có đủ vitamin D3, cơ thể mới hấp thụ tốt được calci từ thực phẩm vào máu. Ngoài ra, vitamin D3 còn giúp giảm bài tiết calci từ thận. Vitamin D3 có nhiều trong cá biển, gan động vật, các chế phẩm từ sữa… Duy trì tiếp xúc với nắng sớm 15 phút mỗi ngày cũng giúp cơ thể tổng hợp được vitamin D3.
Vitamin K2 giúp vận chuyển calci từ máu vào xương, đồng thời kích thích tăng lượng collagen trong xương. Nhờ đó, vtamin K2 giúp xương phát triển vừa chắc khỏe vừa dẻo dai.
Nhiều người nghĩ vitamin C không liên quan gì đến xương nhưng nó lại giúp chống lại các gốc tự do, là nguyên nhân gây ra sự lão hóa. Do vậy, vitamin C duy trì trạng thái khỏe mạnh của các cơ quan, giúp giảm viêm, đặc biệt là kích thích hoạt động của các tế bào tái tạo và xây dựng xương. Vitamin C có nhiều trong những trái cây có vị chua.

Ngoài calci và vitamin, xương còn cần thêm chất khoáng vô cơ (chiếm 70% trọng lượng xương khô): Magne, manga, đồng, kẽm, boron, silic. Các chất hữu cơ (chiếm 30% trọng lượng xương khô) như các phức hợp protein (glycoprotein, là những glycosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic) kết hợp với protein. DHA còn giúp phát triển trí não và bảo vệ mắt, đồng thời giúp tăng khối lượng xương; Chondroitin và silic: Giúp kích thích sụn của trẻ phát triển nhanh và nhiều hơn, nhờ đó xương dài ra nhanh hơn.
Để tiện lợi và tránh quên việc kết hợp các vitamin K2 , D3 và C khi uống bổ sung calci, hãy lựa chọn một trong những sản phẩm thực phẩm chức năng có sự phối hợp cả calci, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho xương.

Người bị sỏi thận bổ sung calci như thế nào?

Câu hỏi: Chào bác sỹ! Mẹ cháu từng bị sỏi thận và phải cắt một quả thận. Hiện thận còn lại có nhiều cặn. Thời gian gần đây mẹ cháu bị thoái hóa đốt sống cổ. Liệu mẹ cháu có thể uống bổ sung thêm calci được không? Bổ sung calci có ảnh hưởng gì đến bệnh của mẹ cháu không? Mong bác sỹ tư vấn! Cảm ơn bác sỹ! (Nguyền Thu Hà - Hà Nam).

Trả lời:

BS. Trần Thị Bích Lan - Chuyên khoa Thận - Tiết niệu, nguyên bác sỹ Bệnh viện E Trung Ương, cho biết:

Chào cháu, sỏi thận là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận. Có nhiều loại sỏi thận, trong đó 80% - 90% là sỏi calci, gồm calci oxalate, calci phosphat và calci oxalatephosphat.

Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi struvite, sỏi acid uric, sỏi cystine. Vì đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng cần kiêng ăn hoàn toàn cacli để tránh bị sỏi thận. Hậu quả là cơ thể bị thiếu calci, gây loãng xương, rối loạn nhịp tim, rụng tóc, suy nhược thần kinh...

Người bình thường cần khoảng 1.000mg calci mỗi ngày. Bệnh nhân đang và từng có sỏi calci nên giới hạn lượng calci đưa vào nhỏ hơn 900mgr mỗi ngày.

Nếu mẹ cháu đã từng có sỏi calci thì việc bổ sung calci (loại tổng hợp) sẽ phải hạn chế. Cháu nên bổ sung calci cho mẹ bằng những thực phẩm giàu calci như cải xoong, trứng, sữa, tôm cua... Khi bổ sung cacli cho cơ thể mẹ cháu cần kiểm tra định kỳ lượng calci trong máu và siêu âm thận.

Chúc cháu và gia đình sức khỏe.

Bạn đang ngộ nhận những gì về calci

Theo một cuộc khảo sát của tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) vào năm 2013 ở một số nước châu Á, có rất nhiều những ngộ nhận về calci cũng như những chứng bệnh do thiếu calci đang tồn tại

Theo một cuộc khảo sát của tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) vào năm 2013 ở một số nước châu Á, có rất nhiều những ngộ nhận về calci cũng như những chứng bệnh do thiếu calci đang tồn tại.

Những ngộ nhận này có thể là một trong những nguyên nhân mà tại hội thảo lần thứ 3 về Chống loãng xương khu vực Châu Á Thái Bình Dương được thực hiện bởi Tổ chức Chống loãng xương quốc tế (gọi tắt là IOF) vào năm 2013, bà Judy Stenmark, Giám đốc điều hành cấp cao, đã báo cáo loãng xương là một vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng cần được báo động trên khắp Châu Á. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua 6 điều hay bị ngộ nhận nhất về calci cũng như các cách bổ sung calci.

Vai trò của calci:

Đa số mọi người đều cho rằng calci chỉ có vai trò tạo xương, để phát triển chiều cao và giúp răng chắc khỏe. Trên thực tế, calci là chất khoáng thiết yếu cho hoạt động bình thường của rất nhiều quá trình nội và ngoại bào khác nhau bao gồm co cơ, dẫn truyền thần kinh, phóng thích hormone và đông máu.

Ngoài ra, ion calci còn đóng một vai trò then chốt trong hệ thống truyền tin nội bào và liên quan đến quá trình điều hòa hoạt động của nhiều enzyme khác nhau. Do đó việc duy trì hằng định nội môi canxi (một hàm lượng calci thiết yếu) có ý nghĩa sống còn đối với cơ thể. Thiết hụt calci sẽ dẫn đến rất nhiều chứng bệnh, và còi xương cũng như loãng xương chỉ là những chứng bệnh có triệu chứng rõ ràng nhất mà thôi.

Tính hấp thụ calci:

Không phải như chúng ta vẫn tưởng, calci ở những dạng khác nhau sẽ có mức độ hấp thụ khác nhau. Cơ thể thường chỉ hấp thu từ 20 tới 30% calci từ thực phẩm. Calci dễ hấp thụ nhất là ở dạng lỏng và khó hấp thụ nhất là ở dạng rắn.

Thực phẩm chứa calci:

Những ngộ nhận về những thực phẩm chứa calci cũng khá nhiều. Có thể kể ra đây một số như việc ăn cả vỏ tôm vì nghĩ vỏ tôm giàu calci (vỏ tôm được cấu tạo từ chitin, không phải calci, ăn nhiều có nguy cơ bị táo bón), ăn hải sản cùng với đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi (acid phytic trong các thực phẩm này sẽ làm calci kết tủa thành muối, khiến cơ thể không hấp thu được), hầm xương nấu cháo, ăn váng sữa thay sữa, uống sữa chua nước thay cho sữa chua dẻo...

Những ngộ nhận này làm cho những khẩu phần tưởng đã đầy đủ canxi đôi khi lại là những khẩu phần thiếu calci.

Chỉ trông cậy vào sữa:

Sữa là nguồn cung cấp calci thiết yếu nhưng có 1 thực tế là trẻ càng lớn càng ít chịu uống sữa điều độ mà hay tùy hứng, đặc biệt là trẻ khoảng 2-5 tuổi còn nhỏ chưa hiểu hết lí lẽ khoa học mà ba mẹ chúng hay dùng để thuyết phục. Vì vậy, sữa đôi khi không thể cung cấp đủ được nhu cầu calci cho trẻ. Việc sử dụng các thực phẩm khác hoặc các sản phẩm bổ sung calci nên được cân nhắc.

Chỉ bổ sung khi thiếu:

Suy nghĩ chỉ khi nào thiếu mới bổ sung cũng là một ngộ nhận khá phổ biến. Cơ thể cần từ 1.000 tới 1.200mg calci mỗi ngày, tùy lứa tuổi và giai đoạn phát triển. Nếu hôm trước bạn chỉ hấp thụ 800mg calci, thì hôm sau bạn không thể bù lại bằng cách hấp thu 1600mg được. Calci cần phải được bổ sung một cách đều đặn mỗi ngày. Nhiều bà mẹ hiện nayvẫn cho rằng calci nóng không nên dùng mỗi ngày. Sự thật là calci không hề gây nóng và có thể bổ sung hàng ngày.

Bổ sung calci như thế nào cho đúng?

Câu hỏi: Chào bác sỹ! Tôi được biết calci có liên quan mật thiết đến sự phát triển của xương. Tuy nhiên tôi không biết nên bổ sung calci lúc nào và như thế nào. Mong bác sỹ tư vấn giúp tôi cách bổ sung calci đúng cho cơ thể. Cảm ơn bác sỹ! (Nguyễn Thị Linh - Hưng Yên)

Trả lời:

ThS.BS Doãn Thị Tường Vi - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, cho biết:
Chào bạn! Calci là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Việc cung cấp đủ calci giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển chiều cao. Tuy nhiên, thừa hay thiếu calci đều không có lợi cho sức khỏe. Bổ sung calci đúng cách và vừa đủ sẽ giúp phòng ngừa được loãng xương và một số chứng bệnh do thiếu calci gây ra. Với những người bị loãng xương việc bổ sung calci chỉ là biện pháp hỗ trợ chứ không có tác dụng điều trị. Nếu bệnh nhân bị rối loạn calci, bổ sung thêm calci thì không những không có tác dụng trong việc chữa bệnh loãng xương mà còn gây hại cho thận vì lượng calci dư thừa được đào thải qua thận.

Không ít người lo lắng mình bị thiếu calci đặc biệt là ở độ tuổi 40 - 50 đã uống kết hợp cùng lúc như viên bổ sung calci, sữa cho đến thực phẩm giàu calci trong bữa ăn. Việc bổ sung calci không khoa học này có thể khiến cơ thể bị dư thừa calci và dẫn tới một số bệnh lý khác như mệt mỏi, táo bón, buồn nôn, tim mạch và có thể hôn mê. Nếu bạn bị loãng xương thì khi bổ sung calci nên nhờ sự tư vấn của bác sỹ để có liều dùng hợp lý.

Một số lưu ý khi bổ sung calci cho cơ thể: Calci nên bổ sung với liều lượng không quá 1.500mg/ngày. Calci bổ sung dưới dạng viên thường gây ra táo bón, mệt mỏi nhiều hơn calci trong thực phẩm. Hàm lượng calci được hấp thụ vào cơ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hàm lượng vitamin D, protein, hormone sinh dục... Khi bổ sung calci nên kết hợp với việc bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng hoặc dùng viên uống bổ sung vitamin D.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Những thực phẩm giàu calci

Calci cần thiết cho quá trình tạo dựng xương và răng chắc khỏe. Cơ bắp và các tế bào thần kinh hoạt động tốt cũng không thể thiếu calci. Chất này còn giúp giữ huyết áp ổn định và cải thiện làn da. Trung bình, một người trưởng thành cần khoảng 1.000mg calci/ngày.

Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu calci:

Súp lơ xanh: Ăn bông cải xanh ít nhất 1 lần trong ngày giúp bạn bổ sung calci cần thiết cho cơ thể. Vitamin K có trong bông cải xanh còn có tác dụng duy trì chất đạm trong xương, giúp xương chắc khỏe.

Đậu trắng: Rất giàu calci cùng folate, chất sắt, chất xơ hòa tan và kali. Tất cả các dưỡng chất này đều có tác dụng làm giảm nguy cơ loãng xương. Ăn đậu trắng còn giúp cung cấp cho cơ thể lượng ma giê đủ cho quá trình hấp thu calci.

Đậu nành Nhật (edamame): Đây là loại đậu nành non. Nên bổ sung đậu edamame vào thực đơn vài lần trong tuần. Đậu edamame cũng giàu magne và kali, vốn là những chất bổ dưỡng cho xương.

Đậu hũ, đậu phụ: Đây là nguồn phong phú calci giúp phòng ngừa loãng xương.
Cải xoăn: Nguồn dồi dào calci từ cải xoăn làm chậm tiến trình suy giảm mật độ chất xương, từ đó đẩy lùi nguy cơ bị loãng xương ở tuổi mãn kinh.

Bổ sung calci dạng lỏng hay dạng viên nén thì tốt hơn?

TS. BS Peter Hibberd - Bác sỹ phẫu thuật, cấp cứu, chuyên gia tư vấn - thành viên Viện nghiên cứu Y học Mỹ, trả lời:


Bạn thân mến!


Thực tế là, calci ở những dạng khác nhau sẽ có mức độ hấp thụ khác nhau. Cơ thể thường chỉ hấp thu từ 20 - 30% calci từ thực phẩm. Calci dễ hấp thụ nhất là ở dạng lỏng và khó hấp thụ nhất là ở dạng rắn. Vì vậy mà các sản phẩm bổ sung calci dạng nước sẽ có hiệu quả nhanh hơn là ở dạng viên nén. Nó cũng là một lựa chọn tốt nhất nếu bạn không thích uống dạng viên và muốn tiêu thụ calci dễ dàng hơn.


Ngoài ra, calci uống dưới dạng lỏng cũng giúp kiểm soát acid dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, thậm chí còn giúp giảm cân. Calci có nhiều trong sữa. Trong trường hợp bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, thì bạn vẫn có thể sử dụng calci ở dạng lỏng khác. Nếu dạ dày của bạn khó tiêu hoá thực phẩm chức năng dạng viên nén thì calci lỏng là sự lựa chọn không tồi.


Bên cạnh đó, cơ thể cần từ 1.000 - 1.200mg calci mỗi ngày, tùy lứa tuổi và giai đoạn phát triển. Vì vậy, calci cần phải được bổ sung một cách đều đặn mỗi ngày.


Chúc bạn vui khoẻ!

BÀ BẦU NÊN UỐNG CANXI LOẠI NÀO TỐT NHẤT?

Tại sao bà bầu cần bổ sung canxi?

Canxi là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển khung xương, răng của con người. Ngoài ra, chúng còn giúp duy trì sự ổn định nhịp tim, điều hòa cơ và dẫn truyền thần kinh, …

Do vai trò quan trọng như vậy, nên canxi rất cần thiết cho cả bé và mẹ. Nếu trong thời gian mang thai, mẹ cung cấp đủ lượng nguyên tố này, bé cũng sẽ nhận được từ “mẫu tử” và phát triển tốt, tránh các dị tật không đáng có.
Lượng canxi trong cơ thể con người sẽ bị giảm theo thời gian gây nên tình trạng đau nhức xương khớp, mệt mỏi rã rời, … Dù đã được bổ sung bằng cách ăn các rau củ quả, thịt cá, … giàu canxi hằng ngày, tuy nhiên, so với tốc độ hao hụt thì việc thêm vào này chả thấm vào đâu. Đó là lý do khiến bạn luôn ở trong tình trạng thiếu canxi trầm trọng.
Đặc biệt là các bà mẹ đang trong quá trình mang thai việc bổ sung canxi càng trở nên cấp thiết hơn so với người thường. Bạn vừa phải bổ sung cho mình, cho con, giúp mẹ ổn định, con khỏe mạnh.

Các loại canxi cho bà bầu

Hiện nay, các loại canxi được tồn tại dưới nhiều dạng thức như dạng rắn (viên uống), dạng lỏng (nước uống hoặc viên sủi bọt), … Mức độ hấp thụ sẽ khác nhau tùy vào từng loại riêng biệt.

Theo các chuyên gia, họ khuyên các bà bầu nên chọn uống canxi dạng lỏng. Bởi khi nguyên tố canxi ở dạng thức này, chúng sẽ được hấp thụ hiệu quả hơn, kiểm soát tốt lượng axit dạ dày có trong cơ thể.

Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu thường xuyên bị nôn trớ hay trào ngược, … thì canxi dạng viên lại dễ uống hơn. Hãy suy nghĩ thật kỹ và lựa chọn một sản phẩm thích hợp cho mình.

Canxi cung cấp cho các mẹ bầu mang thai còn được chia thành canxi cacbonat và canxi citrate. Canxi cacbonat được đánh giá dễ uống, chứa lượng lớn dưỡng chất và khá hợp lý hơn so với sản phẩm còn lại. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu bị đau dạ dày, viêm ruột hay thường xuyên bị trào ngược, … thì lựa chọn tốt nhất lại thuộc về canxi citrate bởi chúng dù ít canxi, khó uống nhưng lại dễ hấp thu.

Một vài lưu ý khi lựa chọn canxi cho bà bầu

  • Chọn canxi tốt cho bà bầu nên bổ sung thêm vitamin D, bởi chúng giúp việc hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
  • Tuyệt đối trong thành phần canxi không nên chứa Dolomite, vỏ sò, san hô, … Bởi chúng có thể sẽ có chì ở trong thành phần, dù là lượng nhỏ thì vẫn gây hại cho em bé trong bụng mẹ.
  • Hạn chế sử dụng canxi có kèm theo muối natri cho mẹ bầu bị huyết áp cao, có tiền sản giật. Nếu người uống bị tiểu đường thì nên hạn chế hàm lượng đường trong canxi.
  • Hãy tham khảo và lắng nghe ý kiến bác sỹ trước khi quyết định bổ sung canxi hay có dấu hiệu bất thường khi đang sử dụng chúng.

Bà bầu bổ sung canxi: Uống dạng viên hay dạng nước tốt hơn

Bổ sung canxi cho bà bầu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển toàn diện của thai nhi và tránh những bệnh lý thường gặp do cơ thể thiếu hụt canxi. Vậy mẹ bầu nên bổ sung canxi dạng lỏng hay dạng viên, hãy cùng Desup tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hiện nay trên thị trường tồn tại hai dạng thực phẩm chức năng có tác dụng bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể mẹ trong thai kỳ: dạng nước và dạng viên. Tùy theo nhu cầu cũng như sở thích của mỗi người có thể lựa chọn loại viên uống phù hợp với cơ thể.

Tại sao bà bầu nên bổ sung canxi

Canxi có rất nhiều trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày, tuy nhiên lượng canxi cũng hao hụt ít nhiều qua quá trình chế biến. Mặt khác, cơ thể mẹ bầu cũng chỉ hấp thu từ 22 – 30% canxi từ thực phẩm. Vì vậy, bổ sung canxi cho bà bầu thông qua các dạng thực phẩm bổ sung là hết sức cần thiết.

Do trong quá trình mang thai, lượng canxi được cung cấp cho thai nhi lấy từ cơ thể mẹ. Một khi cơ thể bà bầu thiếu canxi thì rất dễ gặp phải các triệu chứng như đau lưng, đau mỏi cơ bắp, chuột rút (vọp bẻ. Đối với thai nhi, thiếu canxi dễ khiến trẻ bị loãng xương, trẻ còi cọc, dị tật bẩm sinh, chậm tăng trưởng. Chính vì thế, mẹ bầu đừng quên việc bổ sung canxi nhé.

Bà bầu bổ sung canxi dạng nước hay dạng viên thì tốt hơn

Bổ sung canxi dạng nước hay dạng bôi tốt hơn


Như đã nói ở trên, canxi được bổ sung với nhiều dạng khác nhau như dạng nước, dạng viên, dạng sủi. Tùy vào lựa chọn sẽ có khả năng hấp thụ khác nhau đối với mỗi mẹ bầu. Vậy bổ sung canxi cho bà bầu dạng nào là tốt nhất?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung canxi dạng nước sẽ dễ hấp thu hơn một chút so với canxi dạng viên vì giúp kiểm soát dịch vị dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và giảm béo. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai rất dễ trào ngược dạ dày, ốm nghén thì dạng viên lại dễ uống hơn dạng lỏng.

Theo nghiên cứu, mỗi ngày cơ thể phụ nữ có thai cần cung cấp trung bình 800 – 1.200mg canxi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Vì vậy, mẹ cần nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân và nhận được sự tư vấn của các chuyên gia để bổ sung canxi sao cho đầy đủ và khoa học nhất.

Lưu ý khi bổ sung canxi cho bà bầu

Lưu ý khi bổ sung canxi cho bà bầu

· Đối với mọi đối tượng, nên uống canxi vào buổi sáng, sau ăn khoảng 1 giờ.

· Nên dành thời gian trong ngày để hoạt động ngoài trời, tốt nhất vào sáng sớm (từ 7h – 9h sáng) để cơ thể tổng hợp đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời giúp cho cơ thể hấp thu canxi được dễ dàng hơn.

· Không nên ăn mặn, nhiều muối vì sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu.

· Không dùng chung canxi với sữa hoặc chế phẩm từ sữa.

· Không uống canxi cùng sắt, kẽm, đồng … sẽ làm giảm hấp thu cũng như những tương tác không mong muốn.

· Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia vì những thứ này khiến cơ thể giảm hấp thu canxi

· Với mẹ bầu bị buồn nôn, ốm nghén nên uống canxi thành nhiều lần

· Kết hợp bổ sung canxi từ các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng gà, các loại đậu, rau cải…

Litho Plus - Canxi hữu cơ từ tảo biển đỏ

TPBVSK Canxi hữu cơ từ tảo biển đỏ Litho Plus với thành phần Aquamin F từ tảo đỏ tự nhiên bổ sung Canxi tự nhiên dễ hấp thu, hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu hụt canxi gây đau lưng, loãng xương ở mẹ bầu và tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng thai nhi. Bên cạnh đó còn có Vitamin D3, Magie cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe của mẹ và giúp con yêu phát triển khỏe mạnh.

Ưu điểm của Litho Plus - Canxi hữu cơ từ tảo biển đỏ:


Tảo biển đỏ là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời cho bà bầu
  • Nguồn canxi tự nhiên từ tảo biển đỏ, có cấu trúc xốp có khả năng hấp thu lên đến 97%.
  • Nhập khẩu chính hãng khẩu từ CHLB Đức, đã được chứng nhận Organic (hữu cơ)
  • Không có đường, không chất bảo quản, không gây táo bón, nóng trong, cặn thận.
  • Giàu Canxi, Vitamin D3, Magie và tới 72 khoáng chất khác
Tham khảo thêm một số bài viết cùng chủ đề:

Nhu cầu canxi của bà bầu theo từng giai đoạn của thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Hãy chuẩn bị từ khi có ý định mang thai

Sự thật về loại canxi không gây táo bón

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

Canxi và vitamin D quan trọng cho xương ở mọi lứa tuổi

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác trong đó có canxi và vitamin D. Đây là hai chất rất cần thiết cho xương chắc khỏe và cần thiết ở mọi lứa tuổi...

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác trong đó có canxi và vitamin D. Đây là hai chất rất cần thiết cho xương chắc khỏe và cần thiết ở mọi lứa tuổi...

Vai trò của canxi

Canxi rất cần thiết cho hoạt động của tim, cơ bắp và thần kinh, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, đồng thời cũng không thể thiếu để tham gia vào quá trình đông máu. Trẻ em khi thiếu canxi sẽ chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém và bị sâu.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bổ sung không đầy đủ canxi trong suốt cuộc đời có liên quan đến khối lượng xương thấp và tỷ lệ gãy xương cao. Trong các cuộc điều tra dinh dưỡng quốc gia đã chỉ ra rằng, hầu hết mọi người không nhận được lượng canxi cần thiết để phát triển và duy trì xương khỏe mạnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng canxi cần cho mọi lứa tuổi như sau: trẻ 0 - 1 tuổi cần 400 - 600mg/ngày; trẻ 1 - 10 tuổi cần 800mg/ngày; từ 11 - 24 tuổi cần 1.200mg/ngày; từ 24 - 50 tuổi cần 800 - 1.000mg/ngày; phụ nữ có thai, người cao tuổi cần 1.200 - 1.500mg/ngày.

Các thực phẩm giàu canxi như đậu nành, đậu phụ, củ cải, rau cải xanh, tôm, cua, sữa... Nếu bạn gặp khó khăn khi hấp thụ canxi trong chế độ ăn uống có thể cần phải bổ sung canxi bằng thuốc. Có rất nhiều loại thuốc chứa canxi trên thị trường. Bởi vậy, muốn bổ sung loại nào và liều lượng ra sao cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoại trừ ở những người bị bệnh đường tiêu hóa (ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi) thì tất cả các thuốc chứa canxi đều được hấp thu tốt khi dùng cùng với thức ăn.

Và vitamin D

Cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi. Nếu không có đủ vitamin D, cơ thể sẽ không thể hình thành đủ các calcitriol nội tiết tố (được gọi là "vitamin D hoạt động"). Điều này sẽ dẫn đến không đủ hấp thu canxi từ chế độ ăn uống. Trong trường hợp này, cơ thể phải lấy canxi từ "ngân hàng xương" của mình và hệ lụy của nó sẽ làm suy yếu xương hiện tại và ngăn ngừa sự hình thành xương mới.

Cơ thể chúng ta có thể nhận được vitamin D trong 3 cách: qua da (hấp thu qua ánh nắng mặt trời), chế độ ăn uống và bổ sung bằng thuốc. Các loại thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá nước mặn, gan và sữa. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết phải bổ sung bằng thuốc. Khi bổ sung bằng thuốc cũng rất cần ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh dùng thừa.
Tham khảo:

Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu an toàn hiệu quả

Sự thật về loại canxi không gây táo bón

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Hãy chuẩn bị từ khi có ý định mang thai

Phòng ngừa và điều trị loãng xương - Canxi và Vitamin D là chưa đủ ?

Suckhoedoisong.vn - Rất nhiều người quan niệm rằng, để bảo vệ xương chắc khỏe, dự phòng và hỗ trợ điều trị loãng xương thì cần dùng nhiều Canxi mỗi ngày. Đây là 1 quan điểm chưa đầy đủ bởi, cơ thể chỉ cần 1 lượng Canxi vừa đủ tùy theo độ tuổi, nếu bổ sung dư thừa hoặc không đúng cách, Canxi có thể gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, ngoài Canxi, xương cần thêm nhiều dưỡng chất khác để phát triển nhanh và khỏe mạnh.

Canxi và Vitamin D rất cần thiết

Canxi là thành phần quan trọng nhất của xương bởi 99% lượng Canxi của cơ thể nằm trong xương và răng. Canxi là khoáng chất chính để tạo xương nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần được cung cấp từ dinh dưỡng. Cung cấp Canxi hàng ngày nhằm đảm bảo nguồn vật liệu cho tổng hợp tế bào xương mới rất cần thiết ở mọi lứa tuổi. Canxi không chỉ quan trọng với xương, răng mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch.


Canxi nào tốt nhất: Canxi được bào chế dưới dạng nano với kích thích siêu nhỏ, tăng tối đa khả năng hấp thu. Bởi với kích thước cực nhỏ, Canxi sẽ thẩm thấu vào mạch máu tốt hơn từ đó giúp hệ thần kinh hoạt động bình thường và sẽ tìm đến những nơi “cần bổ sung”. Theo các nghiên cứu, Canxi nano có khả năng hấp thụ gấp 200 lần loại thông thường. Với đặc trưng là kích thước siêu nhỏ, Canxi nano có thể dễ dàng thẩm thấu vào mạch máu, giúp hấp thu tốt hơn. Đồng thời, dạng nano còn giúp giảm lượng cung cấp mỗi ngày và giảm các tác dụng phụ do Canxi gây ra như táo bón, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa,….

Vai trò của Vitamin D

Sử dụng Canxi cần phải kết hợp với vitamin D3 nhằm giúp hấp thu Canxi từ ruột vào máu, cũng như quá trình tiêu hóa tốt hơn. Vitamin D3 là chất dẫn truyền Canxi vào cơ thể, nếu bổ sung Canxi mà lại quên mất “người bạn đường” này sẽ không đạt kết quả tốt.

Tuy nhiên, Canxi và Vitamin D là chưa đủ

Để tăng giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, dự phòng và hỗ trợ điều trị loãng xương còn cần thêm các dưỡng chất khác. Đó là:

Vitamin K2 (MK7): Giúp vận chuyển Canxi từ máu vào xương, đồng thời kích thích tăng lượng Collagen trong xương. Nhờ đó, MK7 giúp xương vừa chắc khỏe vừa dẻo dai.

Các chất vô cơ và hữu cơ tham gia vào quá trình bảo vệ xương chắc khỏe, dẻo dai:

+ Chất khoáng vô cơ (chiếm 70% trọng lương xương khô): Ngoài Canxi, còn cần thêm Magie, Mangan, Đồng, Kẽm, Boron, Silic.

+ Các chất hữu cơ (chiếm 30% trọng lượng xương khô) như các phức hợp protein (glycoprotein, là những glucosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic) kết hợp với protein

Chất khoáng làm cho xương cứng và dày đặc, nhưng collagen, các chất vô cơ, hữu cơ trong chất căn bản lại làm cho xương mềm dẻo, uyển chuyển, dễ uốn. Nếu không có sự mềm dẻo tốt, thì xương trở nên giòn, dễ bị chấn thương và dễ gãy. Để tổng hợp nên các chất nền hữu cơ, ngoài các chất khoáng như Magie, Mangan, Đồng, Kẽm, Boron, Silic , xương cần được bổ sung thêm MK7, DHA, Quercetin.

DHA còn giúp tăng cường trí nhớ và bảo vệ mắt, đồng thời giúp tăng khối lượng xương.

Như vậy, ngoài việc cần có một chế độ tập luyện, sinh hoạt khoa học, mọi người ở mọi lứa tuổi cần được bổ sung hàng ngày với thực phẩm chức năng hoặc thuốc chứa D3, MK7 cùng đa dạng các dưỡng chất giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. Nhờ đó, giúp sống khỏe và sống lâu.

Tham khảo:

Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu an toàn hiệu quả

Sự thật về loại canxi không gây táo bón

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Hãy chuẩn bị từ khi có ý định mang thai

Bổ sung canxi và vitamin D cho người cao tuổi

Suckhoedoisong.vn - Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở người có tuổi, là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng sống...

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở người có tuổi, là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng sống, gây tàn phế và làm giảm tuổi thọ cho con người. Hậu quả chính của loãng xương là gãy xương. Vì vậy, việc ngăn ngừa tình trạng này bằng canxi và vitamin D là quan trọng, song cần lưu ý:

Canxi rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương. Canxi có nhiều trong tôm, cua, sữa... Trường hợp thức ăn không cung cấp đủ lượng canxi hàng ngày, cần bổ sung bằng thuốc. Thuốc bổ canxi có hai dạng: muối canxi (calcium citrate) và cacbonate canxi (calcium carbonate). Carbonate canxi hấp thụ tốt khi hàm lượng axít dạ dày cao, nên uống cùng với bữa ăn. Còn calcium citrate tan trong nước nên có thể uống mà không liên quan tới bữa ăn. Nên chia canxi làm hai lần uống mỗi ngày để tăng cường khả năng hấp thụ. Cùng với việc bổ sung canxi thì việc bổ sung vitamin D cũng rất quan trọng vì vitamin D rất cần thiết trong việc hấp thụ canxi từ đường tiêu hóa và đảm bảo sức khỏe của xương. Ngoài ra, để phòng, chống loãng xương, cần luyện tập thể dục đều đặn như đi bộ, tập thể dục nhịp điệu… cũng có kết quả tốt.

Cần lưu ý, việc bổ sung canxi và vitamin D cần theo sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng dẫn tới tình trạng thừa canxi và vitamin D sẽ gây hại. Nếu dùng vitamin D quá cao (liều dùng lớn hơn 1.000.000 đơn vị quốc tế trong vòng 7 ngày) thì có thể gây chứng thừa vitamin D với các dấu hiệu kém ăn, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, có albumin trong nước tiểu, sỏi thận, sỏi bàng quang, tăng huyết áp... Còn bổ sung quá nhiều canxi sẽ có nguy cơ gây sỏi thận, nhất là khi dùng canxi cacbonat. Canxi citrate ít bị nguy cơ này (có thể do thuốc có khả năng hòa tan trong nước).


Ngoài ra, khi bổ sung canxi, người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra như đầy hơi (khi dùng canxi cacbonat), táo bón (bệnh nhân cần được tư vấn để bắt đầu một chế độ gia tăng chất xơ và uống nhiều nước để giúp giảm thiểu táo bón).

Tham khảo:

Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu an toàn hiệu quả

Sự thật về loại canxi không gây táo bón

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Hãy chuẩn bị từ khi có ý định mang thai

Calcium là gì? Vai trò của Calcium và tại sao chúng ta cần

Calcium (Canxi)

Clacium hay còn gọi là canxi là một trong những thành phần quan trọng và cần thiết đối với cơ thể động vật cũng như cơ thể con người. Đây có thể nói là thành phần cấu tạo nên bộ khung của cơ thể trong đó bao gồm xương, răng, hệ thống tim mạch, hệ thống dây thần kinh,... Vì vậy mà Calcium rất quan trọng với động vật và con người.

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến khoảng 99% lượng Calcium của một người bình thường được lưu trữ trong xương và răng. Còn lại con số 1% là được tìm thấy trong các mạch máu, cơ, các mô và các bộ phận khác.

Đã nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cơ thể chúng ta thiếu Calcium sẽ dẫn đến bị loãng xương. Vậy nguyên nhân từ đâu gây ra bệnh loãng xương? Đó chính là khi bạn thiếu Calcium thì lúc này cơ thể sẽ bắt đầu lấy đi lượng Calcium trong xương, răng ra để duy trì các hoạt động của bộ phận trong cơ thể. Việc này sẽ trở nên bình thường nếu lượng Calcium được lấy đi sau đó sẽ được bù đắp trở lại bằng các nguồn bổ sung khác. Và điều đó không hẳn lúc nào con người biết được và thực hiện đúng bằng cách ăn, uống, bổ sung canxi.

Cơ thể có thể hấp thụ được hàm lượng Calcium theo 2 cách chủ yếu. 1 là bạn có thể hấp thụ Calcium bằng cách ăn những loại thực phẩm chứa Calcium hoặc thực phẩm bổ sung canxi. Và cách thứ 2 như đã nói ở trên đó chính là rút lượng Calcium từ trong xương, răng ra.

Cơ thể chúng ta cần bao nhiêu Calcium mỗi ngày?

Việc bổ sung Calcium là điều cần thiết đối với cơ thể con người để giảm nguy cơ loãng xương, đảm bảo cơ thể luôn trong thể trạng tốt nhất. Việc hoạt động khiến cơ thể của bạn tiêu thụ đi lượng Calcium và Vitamin D là điều nên làm để giúp xây dựng mật độ và sức mạnh của xương khớp. Tuy nhiên ngay sau đó bạn phải ý thức được việc cần phải bổ sung Calcium cho cơ thể nhằm bù đắp lượng Calcium đã mất đi. Nếu bạn đảm bảo được việc xây dựng hệ xương khớp khỏe mạnh thì sau 30 tuổi, sự lão hóa sẽ diễn ra một cách chậm chạp hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể ngăn chặn được lão hóa của cơ thể, "sự lão hóa" là "điều hiển nhiên" sẽ đến với toàn bộ nhân loại.

Thông thường, nguồn Calcium bạn có thể lấy được nhiều nhất từ thực phẩm đó chính là sữa và các sản phẩm từ sữa. Một số loại thực phẩm khác cũng chứa Calcium nhưng chúng không đáng kể. Nếu thực phẩm không cung cấp hoặc cơ thể của bạn hấp thụ được ít Calcium thì việc sử dụng các viên uống Calcium là giải pháp tối ưu dành cho bạn.

Việc bổ sung Calcium là điều cần thiết đối với cơ thể con người, tuy nhiên bổ sung với hàm lượng như thế nào? con người cần bao nhiêu Calcium một ngày? Các nghiên cứu trên cơ thể của từng độ tuổi đã đưa ra kết luận cho việc cơ thể của chúng ta cần bao nhiêu Calcium mỗi ngày. Dưới đây là khuyến nghị dành cho mức bổ sung Calcium và Vitamin D trong một ngày.


Hàm lượng Calcium và Vitamin D bổ sung trong một ngày


Hàm lượng Calcium và Vitamin D bổ sung trong một ngày
"Nhiều tranh luận đã nảy ra về việc bổ sung Calcium như thế nào là đủ? 700mg/ngày là hàm lượng đủ và phù hợp cho đại đa số cá nhân từ 19 tuổi trở lên."

Calcium D3?

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc tại sao lại cần phải bổ sung Calcium D3 (Calcium + Vitamin D3)? Không phải ngẫu nhiên mà các sản phẩm bổ sung canxi thường đi kèm với D3. Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng với xương khớp, chúng giúp xương, răng chắc khỏe hơn, kích thích cơ thể hấp thụ Calcium.

Những ai cần bổ sung Calcium (Canxi)

Chắc chắn là những người đang mắc bệnh loãng xương rồi. Khi lượng Calcium trong cơ thể không đủ, điều này sẽ khiến cơ thể loại bỏ đi lượng Calcium có trong xương và răng, khiến chúng trở nên yếu và giòn hơn.
Ngoài ra, theo một số thống kê thì phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với nam giới. Nên vì vậy mà phụ nữ nên chú ý và bổ sung lượng Calcium cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là sau khi đến tuổi mãn kinh.
Những người có khả năng hấp thụ Calcium kém trong thực phẩm. Bổ sung Calcium là điều mà bạn cần nên làm.
Phòng ngừa bệnh loãng xương, các bệnh về xương, làm chậm quá trình lão hóa xương cũng là điều nên làm. Vì vậy bạn muốn xương, răng mình luôn chắc khỏe ngay cả khi tuổi tác đã cao thì hãy bổ sung Calicum ngay từ bây giờ đi nhé!

Thuốc bổ sung Canxi giúp phòng ngừa loãng xương như thế nào?

Thuốc bổ sung Canxi hay những loại thực phẩm chức năng bổ sung Calicum đều là những sản phẩm giúp bổ sung nhanh chóng và hấp thụ dễ dàng đối với nhiều người. Thành phần có trong thực phẩm bổ sung đã được phân giải hoàn toàn giúp cơ thể không cần phải phân giải giống như Calcium có trong thực phẩm tươi sống. Cơ thể của bạn sẽ phải hoạt động và phân giải chúng và hấp thụ, điều này sẽ khó khăn đối với những người có cơ địa không tốt, khả năng phân giải và hấp thụ thấp hơn so với người bình thường.

Đối với bệnh loãng xương, bổ sung Calcium cung với Vitamin D (Calcium D3) giúp phòng ngừa bệnh loãng xương và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh loãng xương. Một số nghiên cứu ở phụ nữ cho thấy rằng sử dụng Calcium trong 30 năm sau khi mãn kinh có thể giúp cải thiện 10% sức mạnh của xương.

Bổ sung Calcium có tác động hiệu quả hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hạ Calcium trong máu. Một số trường hợp, các bác sĩ có thể đưa trực tiếp thuốc canxi vào tĩnh mạch để điều trị mức canxi trong máu thấp.

Giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) do Calcium có liên quan mật thiết đến hội chứng này nếu cơ thể thiếu Calcium nghiêm trọng. Một số nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ tiêu thụ canxi trung bình 1200mg/ngày dường như có nguy cơ mắc PMS thấp hơn khoảng 30% so với phụ nữ tiêu thụ canxi trung bình 500mg/ngày.

Giúp xương thai nhi chắc khỏe ngay từ trong bụng mẹ, việc bổ sung đủ lượng Calcium cần thiết giúp tăng cường mật độ khoáng xương của thai nhi.

Sự nguy hiểm của bổ sung Calcium và những điều cần lưu ý

Việc bổ sung Calcium là điều cần thiết và nên làm. Tuy nhiên bên cạnh đó, một số nguy hiểm sẽ có thể đến với bạn nếu bổ sung Calcium không hợp lý. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi sử dụng bổ sung Calcium.

Tương tác chính


Sử dụng Ceftriaxone và Calcium tiêm vào tĩnh mạch có thể dẫn đến tổn thương đe dọa tính mạng đến phổi và thận.

Calicum không nên được tiêm tĩnh mạch trong vòng 48 giờ sau khi tiêm ceftriaxone.

Canxi trong máu cao

Bổ sung quá nhiều Calcium dẫn đến tình trạng Canxi trong máu cao. Điều này sẽ dẫn đến các triệu chứng tổn thương như đau dạ dày, buồn nôn, khó chịu và có thể mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, một số người có thể gặp phải tác động khác như mất nước.

Gây ung thư

Nồng độ Caclium trong cơ thể cao có thể dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù nghiên cứu này cũng gây mâu thuẫn với những tác dụng của việc sử dụng Calcium. Bổ sung một lượng canxi vừa đủ giúp phòng ngừa ung thư, nhưng nếu nó quá cao thì cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Đây có thể gọi là con dao 2 lưỡi nên vì vậy hãy sử dụng và bổ sung Calcium một cách hợp lý.

Mắc bệnh tim

Có lẽ điều mà khiến nhiều chuyên gia tranh cãi nhất về việc bổ sung Calcium đó chính là chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đau tim và đột quỵ. Điều này cũng khá là mâu thuẫn đối với công dụng của bổ sung Canxi. Cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng Calcium D3 có thể làm giảm đi nguy cơ và vô hiệu khả năng rủi ro mắc bệnh tim mạch có thể xảy ra. Nhưng điều này cũng không phải là chắc chắn và cần được nghiên cứu thêm.

Nguy cơ sỏi thận

Việc vượt quá liều lượng Calcium cũng có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao.
Chính vì những nguy cơ trên mà bạn cần phải lưu ý và bổ sung Calcium một cách hợp lý. Hãy cân nhắc giữa lượng Calcium có trong thực phẩm hằng ngày và lượng Calcium mà bạn bổ sung từ những nguồn khác chúng không vượt quá mức cho phép. Bổ sung Calcium là điều mà bạn nên làm nếu muốn xây dựng một bộ khung vững chắc ngay từ bây giờ cho đến về sau này.

Dấu hiệu thiếu canxi và cách bổ sung từ thực phẩm tự nhiên

Canxi cần cho sự sống của con người, nhưng cơ thể lại không thể tổng hợp được mà phải đưa từ bên ngoài vào qua các loại thực phẩm hoặc dược phẩm (thuốc).

Canxi là cội nguồn của sự sống, là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng bậc nhất cho cơ thể (carbon, oxy, hydrô, nitơ canxi), vì vậy, thiếu canxi sẽ gây ra một số bệnh ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mãn kinh và người cao tuổi.

Thường ngày, ăn uống các loại thực phẩm ít có canxi, thực phẩm chứa nhiều xenlulô có thể làm giảm sự hấp thụ canxi của ruột. Hoặc cơ thể mắc một số bệnh ảnh hưởng đến hấp thu canxi (bệnh đường ruột) hoặc do quá trình lão hóa cũng làm ảnh hưởng đến hấp thụ canxi.

Nếu ăn nhiều protein sẽ làm gia tăng bài tiết canxi qua đường tiểu gây thiếu canxi, trong khi đó lại ăn ít rau, củ, quả cũng làm giảm lượng canxi hấp thu được qua thực phẩm.

Khi canxi kết hợp được với vitamin D thì tác dụng của chúng sẽ được phát huy mạnh mẽ, vì vậy, khi sống thiếu ánh sáng mặt trời hoặc thực phẩm thiếu vitamin D cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu và tác dụng của canxi. Ngày nay, trẻ em thường dùng nhiều đồ uống đóng chai cũng làm giảm hấp thu canxi vì trong đồ uống đóng chai có nhiều hàm lượng phospho sẽ cản trở sự hấp thụ canxi.

Ngoài ra, do điều kiện kinh tế không cho phép hoặc do thói quen không uống sữa, trong khi sữa và chế phẩm của sữa có hàm lượng canxi rất phong phú (một lít sữa bò tiêu chuẩn có hàm lượng canxi là 600-700mg) cũng khiến cho nhiều người bị thiếu canxi. Do đó, thiếu canxi trong khẩu phần, hấp thu canxi kém hoặc mất quá nhiều canxi dẫn đến bệnh lý.


Khi khả năng hấp thụ canxi trong thức ăn không đủ cho nhu cầu của cơ thể thì nồng độ canxi trong máu tạm thời giảm xuống, hệ thần kinh ngay lập tức kích thích tuyến giáp tiết ra hormon để chuyển hóa canxi trong xương thành ion canxi đưa vào máu.

Ở trẻ, thiếu canxi máu (ion canxi), nhẹ thì hay khóc đêm, khó ngủ, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút; nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ (chân, tay, mặt, miệng méo). Và nếu thiếu canxi kéo dài, còi xương ở trẻ em sẽ xuất hiện. Còi xương là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nhanh, nhẹ thì làm trẻ tăng trưởng kém, chậm mọc răng, nặng thì làm trẻ chậm phát triển chiều cao, biến dạng xương (chân hình chữ X, chữ 0), gây biến dạng lồng ngực, xương sọ hoặc biến dạng khung xương chậu, nguy hiểm nhất là xảy ra ở bé gái, khi lớn lên, sinh nở sẽ gặp khó khăn.

Đối với người trưởng thành, đặc biệt là người tuổi cao, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh, thiếu canxi mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến giảm trọng lượng xương, tăng quá trình tiêu xương. Bên cạnh đó, có thể thần kinh suy nhược, hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường và có thể dẫn tới bệnh xốp xương, loãng xương, tăng huyết áp.

Thực ra, thiếu canxi huyết sẽ gây hội chứng hạ canxi huyết, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Khi thiếu canxi huyết thể nhẹ, thường bắt đầu bằng các dấu hiệu như tê ở một số bộ phận trong cơ thể (lưỡi, môi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân), nặng thì có thể có hiện tượng co cơ xảy ra trên toàn bộ cơ thể (chân, tay đột nhiên bị co rút, cứng lại, khó cử động, đau đớn, co giật khu trú hoặc một vùng nào đó) và có thể bị co thắt các cơ hô hấp gây khó thở, dễ nhầm với bệnh uốn ván. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tiểu buốt, trướng bụng.

Để xác định thiếu canxi, cần xét nghiệm hàm lượng canxi trong máu. Với xương, có thể đo mật độ của xương, chụp X-quang...Để đề phòng thiếu, giảm canxi, cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nên bổ sung các loại thức ăn giàu canxi như tôm, cua, sụn xương, các loại đậu, hoa cải xanh, bắp cải, hạt hạnh nhân, sữa, phomat. Không nên ở thường xuyên trong nhà, cần ra sưởi nắng ngày một vài lần, mỗi lần khoảng 10 - 15 phút. Khi nghi ngờ thiếu canxi, cần đi khám bệnh để được điều trị và tư vấn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc để điều trị đề phòng việc bổ sung canxi trong một thời gian dài gây thừa canxi sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (sỏi thận, thoái hóa khớp, gai xương, hội chứng canxi máu cao hoặc giảm sự hấp thu các vi chất khác như sắt, kẽm, magiê và phospho).

Tham khảo: 

Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu an toàn hiệu quả

Sự thật về loại canxi không gây táo bón

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Hãy chuẩn bị từ khi có ý định mang thai

Hãy cùng tìm hiểu uống canxi lúc nào thì tốt

Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của xương trong suốt cuộc đời. Đôi lúc, bạn sẽ cần sử dụng sản phẩm bổ sung khoáng chất này cho cơ thể và không phải ai cũng biết uống canxi lúc nào thì mang lại hiệu quả cao.

Các chuyên gia đều cho rằng cách tốt nhất để bổ sung canxi hay các chất cần thiết cho cơ thể là thông qua chế độ ăn uống tự nhiên. Tuy nhiên, một số người có thể không biết cách bổ sung hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu canxi cần tiêu thụ hàng ngày từ chế độ ăn.

Đối với người trưởng thành, mức canxi cần tiêu thụ hàng ngày được khuyến nghị là 1.000mg/ngày, nhu cầu tăng lên 1.200mg/ngày cho phụ nữ trên 50 tuổi và đàn ông trên 70 tuổi.

Nếu bác sĩ khuyên bạn cần bổ sung thêm canxi nhờ vào các thực phẩm chức năng, làm sao để lựa chọn dạng dùng phù hợp và uống canxi vào lúc nào để hấp thu tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Các dạng canxi thường thấy trong thực phẩm bổ sung

Trong các sản phẩm bổ sung, canxi thường ở dạng kết hợp với một gốc muối. Mỗi hợp chất sẽ chứa lượng canxi nguyên tố khác nhau, gồm có:
  • Canxi carbonate (40% canxi nguyên tố)
  • Canxi citrate (21% canxi nguyên tố)
  • Canxi gluconate (9% canxi nguyên tố)
  • Canxi lactate (13% canxi nguyên tố)
Hai dạng phổ biến nhất trong các thực phẩm bổ sung canxi là carbonate và citrate. Trong đó, canxi carbonate có giá thành thấp mà lại chứa lượng canxi nguyên tố cao nhất (40%) nên thường được lựa chọn sử dụng đầu tiên. Dựa vào tỷ lệ canxi nguyên tố có trong các hợp chất trên mà bạn có thể tính toán lượng cần tiêu thụ để bổ sung đủ nhu cầu, tránh quá thấp hoặc quá liều.

Ngoài ra, một số sản phẩm còn phối hợp giữa canxi với các vitamin hay khoáng chất khác. Ví dụ, thực phẩm bổ sung canxi có chứa cả vitamin D hoặc magie. Do đó, bạn cần đọc kỹ nhãn thành phần trước khi sử dụng. Các thông tin này rất quan trọng nếu bạn đang có một số vấn đề sức khỏe đặc biệt hay đang quan tâm đến chế độ ăn uống.

Uống canxi lúc nào thì có hiệu quả nhất?

Thời điểm uống thực phẩm bổ sung canxi cũng phụ thuộc vào dạng canxi bạn đang dùng là gì. Canxi citrate có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn. Tuy nhiên, canxi carbonate lại cần có môi trường axit ở dạ dày để hấp thu tốt hơn nên bạn cần uống trong khi ăn.
  • Để cơ thể hấp thu canxi từ thực phẩm bổ sung tốt nhất, bạn nên ghi nhớ các nguyên tắc sau:
  • Uống canxi trong hoặc sau bữa ăn (kể cả canxi citrate). Hợp chất canxi cần có axit từ dịch dạ dày để phân giải. Lưu ý, tránh uống canxi chung với các thức ăn có nhiều chất xơ vì chúng có thể liên kết với canxi, ngăn cản quá trình hấp thu khoáng chất này vào cơ thể.
  • Không uống nhiều hơn 500–600mg canxi cùng một lúc. Cơ thể không có khả năng hấp thu quá nhiều canxi và lượng dư thừa sẽ bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó, bạn cần chia thành nhiều lần uống trong ngày để bổ sung đủ nhu cầu canxi cho cơ thể.
Không uống thực phẩm bổ sung canxi cùng lúc với các sản phẩm bổ sung khoáng chất khác như sắt, kẽm. Các chất này có thể tương tác cạnh tranh với nhau và gây ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu của nhau. Nếu cần bổ sung nhiều chất cho cơ thể, hãy uống cách xa nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.Ngoài ra, một số thuốc kê đơn như kháng sinh, bisphosphonate và thuốc trị tăng huyết áp có khi tương tác với canxi gây ra những phản ứng không mong muốn. Vậy nên, bạn cần hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn về những tương tác thuốc có khả năng xảy ra trước khi dùng.


Có một số điều bạn cần lưu ý khi uống canxi để cơ thể có thể hấp thu tốt nhất

Cuối cùng, hãy đảm bảo cơ thể cũng được bổ sung đầy đủ vitamin D để giúp hấp thu canxi hiệu quả. Các nguồn cung cấp vitamin D có thể là ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống hoặc các thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp. Bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm phối hợp sẵn canxi và vitamin D.

Các lựa chọn bổ sung canxi

Việc sử dụng các thực phẩm bổ sung canxi có khi mang lại cho bạn một số tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như canxi carbonate có thể gây đầy hơi, chướng bụngtáo bón. Do đó, nếu có thể, bạn nên cung cấp canxi cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống.

  • Nguồn thực phẩm giàu canxi có thể kể đến bao gồm:
  • Hạnh nhân
  • Cam
  • Quả sung sấy khô
  • Đậu nành
  • Đậu gà (garbanzo), đậu trắng và đậu cúc (đậu pinto)
  • Sữa ít béo, sữa chua
  • Các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bó xôiBên cạnh đó, tập luyện thể dục thường xuyên cũng giúp bảo vệ sức khỏe cho xương, khớp. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, tập tạ giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
Nói chung, tốt nhất là bạn nên bổ sung canxi nhờ vào chế độ ăn uống và tăng cường sức khỏe cho xương bằng luyện tập thể dục thay vì sử dụng thực phẩm bổ sung. Trường hợp cần thiết, hãy hỏi bác sĩ cách uống canxi lúc nào trong ngày là tốt nhất để tránh các tương tác không mong muốn xảy ra.

Xem thêm:

Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu an toàn hiệu quả

Sự thật về loại canxi không gây táo bón

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Hãy chuẩn bị từ khi có ý định mang thai

Bạn đã hiểu hết về canxi?

Có lẽ bạn luôn nghĩ rằng canxi chỉ có ích cho xương, nhưng thực sự nó còn mang tới nhiều lợi ích khác nữa mà bạn vẫn chưa khám phá ra. Canxi rất quan trọng đối với răng, sự đông máu, điều tiết sự co cơ và nhịp tim. Canxi là một chất bạn cần ngay từ khi sinh ra cho đến khi bạn già. Vậy canxi đóng vai trò gì trong cơ thể bạn và bạn cần bao nhiêu canxi là đủ?

Vai trò của canxi trong cơ thể bạn là gì?

Canxi là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể bạn hoạt động bình thường. Dưới đây là các chức năng chính của canxi trong cơ thể của bạn:

Đối với xương

Xương bạn luôn được phá hủy và thay mới liên tục. Canxi là chất cần thiết cho quá trình tái tạo lại xương.

Đối với tim

Canxi kiểm soát khả năng co bóp của tim, từ đó bơm máu cho phần còn lại của cơ thể của bạn và đồng thời canxi cũng tạo ra nhịp tim của bạn.

Đối với thần kinh

Canxi có thể hoạt động như một thuốc an thần tự nhiên với vai trò làm bình tĩnh hệ thần kinh của bạn lại và làm giảm đau.

Đối với quá trình đông máu

Canxi kích hoạt một loạt các phản ứng để hình thành một nút chận tiểu cầu, một thành phần trong máu có tác dụng để cầm máu.

Khoảng 99% lượng canxi trong cơ thể của chúng ta nằm ở xương và răng. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta không ngừng tích lũy lượng canxi trong cơ thể và đạt đỉnh điểm vào khoảng năm 25 tuổi. Khi chúng ta già, mức canxi bắt đầu giảm. Lý do cho sự suy giảm tự nhiên này là bởi vì nó được tiết ra khỏi cơ thể qua mồ hôi, các tế bào da, và chất thải. Ngoài ra, đối với những phụ nữ trung niên, sự hấp thu canxi có xu hướng giảm do lượng estrogen giảm.

Mức độ hấp thụ canxi có thể thay đổi tùy thuộc vào chủng tộc, giới tính và độ tuổi. Những người có chế độ ăn ít canxi trước 20 hoặc 25 tuổi sẽ có nguy cơ loãng xương. Uống bổ sung canxi có thể giúp quá trình tái tạo xương diễn ra mạnh mẽ.

Trong cơ thể bạn, xương có nhiều canxi nhất vì chúng hoạt động như là nơi lưu trữ canxi và sẵn sàng tiết ra canxi khi cơ thể của bạn cần đến nó.

Bạn cần bao nhiêu canxi?

Viện Y học đã đặt ra một lượng canxi vừa đủ cho mỗi người. Bác sĩ khuyến khích bạn nên hấp thụ đủ số này từ nguồn thực phẩm hằng ngày. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải uống bổ sung canxi để có được số lượng canxi đủ để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh. Tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn, các bác sĩ có thể khuyên dùng theo liều dưới đây hoặc cao hơn:
  • 0-6 tháng: cần 200 mg;
  • 7-12 tháng: cần 260 mg;
  • 1-3 tuổi: cần 700 mg;
  • 4-8 tuổi: cần 1.000 mg;
  • 9-13 tuổi: cần 1.300 mg;
  • 14-18 tuổi: cần 1.300 mg;
  • 19-50 tuổi: cần 1.000 mg;
  • 51-70 tuổi: cần 1.000 mg;
  • 71+ tuổi: cần 1.200 mg.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bà mẹ mang thai được khuyến cáo phải hấp thụ 1.500 đến 2.000 mg mỗi ngày, bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ cho đến cuối thai kỳ. Bổ sung canxi sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng tiền sản giật, một tình trạng xuất hiện trong thời kỳ mang thai gây ra cao huyết áp dẫn đến nhiều tác hại cho em bé.

Khả năng hấp thụ canxi tối đa là lượng canxi một người hấp thụ vào mà vẫn khỏe mạnh, được xác định khoảng 2.500 mg/ ngày cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.

Nói chung, tốt nhất bạn nên uống thuốc bổ sung canxi trong khi ăn. Để hấp thụ canxi được hiệu quả, bạn không nên dùng quá 500 mg canxi một lúc. Bạn có thể chia thành những liều nhỏ hơn và dùng cả ngày, thường là ba lần trong các bữa ăn. Để cơ thể có thể sử dụng canxi, bạn cũng cần phải có đủ vitamin D.

Khi nào bạn nên bổ sung canxi?

Ngay khi hệ tiêu hóa của bạn cũng như nguồn thức ăn hằng ngày không có vấn đề gì, một số trường hợp bạn cũng có thể thiếu canxi, ví dụ như:
  • An chay;
  • Không dung nạp đường lactose và các loại sữa;
  • Tiêu thụ một lượng lớn protein hoặc natri, chúng sẽ làm cơ thể tiết ra nhiều canxi;
  • Bệnh loãng xương;
  • Điều trị lâu dài với corticosteroid;
  • Có các bệnh về hệ tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ canxi, chẳng hạn như bệnh viêm ruột, bệnh celiac;
  • Phụ nữ tuần thứ 20 của thai kỳ.

Trong những tình huống này, bạn có thể sử dụng thuốc bổ sung canxi để giúp đáp ứng nhu cầu canxi của bạn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để xác định việc uống thuốc bổ sung canxi có cần thiết hay không.

Làm thế nào để bổ sung canxi?

Cơ thể bạn không thể tạo ra canxi, do đó bạn cần phải hấp thu nó từ những nguồn bên ngoài qua các loại thuốc hoặc thực phẩm. Canxi có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm:
  • Các sản phẩm sữa, phô mai, sữa chua;
  • Các loại rau lá xanh đậm, như bông cải xanh và cải xoăn;
  • Cá có xương mềm ăn được, chẳng hạn như cá mòi và cá hồi đóng hộp;
  • Những loại thực phẩm và đồ uống được tăng cường canxi, chẳng hạn như các sản phẩm đậu nành, ngũ cốc và các loại nước ép trái cây.
Cơ thể bạn không thể hấp thụ nhiều canxi cùng một lúc. Vì vậy, việc cung cấp canxi bằng thực phẩm sẽ tốt hơn so với việc uống thuốc. Ngoài ra bạn cần vitamin D để hấp thụ canxi tốt hơn. Hầu hết các loại thực phẩm giàu canxi và các loại thuốc bổ sung canxi có một lượng nhỏ vitamin D, ngoài ra bạn có thể hấp thụ thêm vitamin D từ cá hồi, sữa và lòng đỏ trứng. Bạn cũng có thể nhận được vitamin D từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Xem thêm:

Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu an toàn hiệu quả

Sự thật về loại canxi không gây táo bón

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Hãy chuẩn bị từ khi có ý định mang thai

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Phù chân là một hiện tượng sinh lý mà các mẹ bầu thường gặp – đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ. Hiện tượng phù chân hay vẫn thường gọi là “xuống máu chân” hay gây cho các mẹ bầu cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Bên cạnh đó, sung phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật, một hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ và rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời khi mang thai. Để có được sức khỏe tốt nhất trong những tháng cuối thai kỳ, các mẹ hãy cùng Litho Plus tìm hiểu những nội dung liên quan đến chứng phù chân nhé!

Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân

Bị phù chân khi mang thai do trọng lượng tăng: Giai đoạn mang thai, sức nặng cơ thể người mẹ thường tăng lên từ 8-12 kg (mang đơn thai) và 15-20 kg (mang song thai) gây ra sức ép không nhỏ lên đôi chân. Dây chằng trong cơ thể thai phụ cũng thường lỏng và dãn nhiều hơn, dễ bị tác động sinh ra các biểu hiện tư nhức, phù chân. Thời điểm này cơ thể người mẹ thường tích nước nhiều hơn 50% so với thông thường, khiến áp lực đôi chân ngày càng nhiều, gây ra các biểu hiện sưng phù. Ngoài ra còn có ba yếu tố gây phù chân ở phụ nữ mang thai, cụ thể:

Do máu chảy về tim bị tác động: Vào những tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi đã lớn và gây áp lực lên ổ bụng cũng như các tĩnh mạch vùng chậu, sẽ khiến lượng máu khó chảy về tim, làm ứ trệ tuần hoàn máu và khiến máu chảy về tim khó khăn hơn.

Phù chân khi mang thai do tác động từ bên ngoài: Một số ảnh hưởng khác cũng khiến lượng máu chảy về tim bị tác động, có thể kể đến: Mặc đồ chật, Thai lớn hoặc mang song thai trở lên, Vận động mạnh làm tăng áp lực lên ổ bụng, Ho nhiều, Táo bón, Ngồi lâu, Rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến làm giãn tĩnh mạch.

Hoạt động bơm máu cơ vùng chân: Những thói quen đứng lâu, đi lại nhiều, sử dụng giày cao gót… cũng là những yếu tố khiến hoạt động bơm máu vùng cơ chân không được ổn định giai đoạn mang thai, gây phù nề nhiều.

Giãn tĩnh mạch giai đoạn mang thai: Một số ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố thời kì mang thai, sử dụng đồ uống có cồn, rượu hoặc nhiệt độ môi trường nóng, ẩm nhiều cũng có thể gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch, phù chân khi mang thai.


Bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Trên cơ bản phù chân là hiện tương thường gặp và hầu hết người phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải. Tuy nhiên không vì thế mà tình trạng này sẽ không gây ảnh hường tới sức khỏe. Một số trường hợp bà bầu bị phù chân nhiều và kéo dài có thể phải đối mặt với nguy cơ máu bị ứ trệ trong lòng tĩnh mạch, khiến van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn và không thể hồi phục ngay cả khi sau sinh. Máu sẽ ngày càng ứ trệ nhiều khiến chân không chỉ phù mà còn đau, chuột rút, thậm chí nghiêm trọng hơn là rối loạn sắc tố da rất khó lành.

Nguy hiểm hơn tình trạng sưng phù cũng có thể gây ra các hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, huyết áp cao… sinh ra tình trạng tiền sản giật rất nguy hiểm. Đây là một hội chứng của việc huyết áp tăng cao giai đoạn mang thai, có thể làm suy yếu hệ thần kinh, thận, mạch máu… và không cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Tuy vậy triệu chứng chỉ có khả năng xuất hiện tối đa 10% trên 100 phụ nữ đang mang thai.

Nhìn chung, người mẹ bị phù chân không gây nguy hiểm cho thai nhi, cũng như có khả năng hồi phục trở lại sau sinh, các mẹ không nên quá lo lắng và có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn lời khuyên chăm sóc cơ thể thích hợp.

Phù chân không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên nó khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, có cảm giác khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên, mẹ cũng nên cảnh giác khi chân bị sưng phù trong thời gian kéo dài kèm các triệu chứng như đau nhức đầu, đau bụng, có vấn đề về thị giác… đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Bà bầu bị phù chân nên làm gì?

Những lưu ý sau về cách chăm sóc cơ thể và thói quen sinh hoạt sẽ giúp giảm bớt hiện tượng phù nề chân khi mang thai:

Dinh dưỡng: mẹ cần cung cấp đủ đạm cho cơ thể qua thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa… Ngoài ra mẹ cũng phải bổ sung đủ sắt trong thai kỳ. Các thức ăn mặn khiến cơ thể tích nước hay các món ăn khó tiêu dẫn đến tình trạng bị bón ở mẹ bầu thì cũng nên tránh. Mẹ cũng cần tránh uống các thức uống có chứa cafein và chất cồn.

Tránh đi đứng quá nhiều hoặc ngồi lâu, vận động liên tục để hạn chế được những sức ép lên các vùng chân, lưng, hông.. Những tư thế ngồi sai cách như ngồi xếp bằng, bắt chéo chân… có thể làm cản trở quá trình tuần hoàn máu xuống chân, gây tê chân, khó đi lại, lâu dần là phù nề.



Giảm bớt những tác động lên tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng khi ngủ và thay đổi bằng cách nghiêng 2 bên. Đặt thêm một chiếc gối kê chân giúp hỗ trợ giảm áp lực và khiến bà bầu đi vào giấc ngủ dễ dàng hơm. Chỉ chọn giày để bệt, loại giày thoải mái khi đeo, không gây bí bức cho đôi chân, nên tránh đi giày cao gót, các loại giày có đế trơn trượt.

Kết hợp với các bài luyện tập nhẹ nhàng, vừa giúp cơ thể tăng sức dẻo dai, vừa giúp lường máu lưu thông được ổn định hơn. Không nên có thói quen nhịn tiểu, có thể khiến chân sưng phù nhiều hơn. Trước khi đi ngủ hàng đem có thể ngâm chân trong nước nóng để giảm sưng, tăng cường khả năng tuần hoàn máu và giúp ngủ ngon hơn.

Ngoài ra các bà bầu cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và trái cây tươi, không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ, hạn chế các đồ uống chứa cồn và cà phê. Đảm bảo cung cấp nguồn đạm an toàn vào cơ thể, bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein có trong thịt, cá, tôm, trứng sữa… để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, căng thẳng giai đoạn mang thai. Bà bầu bị phù chân khi mang thai là một trình trạng thường thấy tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài thì có thể gây ra những di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của người mẹ. Do đó, nếu bị phù chân trong thời gian dài mà không giảm thì nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.


Hi vọng rằng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho các mẹ. Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, trong quá trình mang thai, các mẹ nên được khám thai định kỳ theo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, để từ đó có được những điều chỉnh cần thiết trong chế độ sinh hoạt, phù hợp với tình trạng của mỗi thai phụ.

Xem thêm: 

Không uống bổ sung viên sắt và Canxi trong thai kỳ có sao không?

Hỏi

Chào bác sĩ! Em đang mang thai 28 tuần. Vì điều kiện đi lại không cho phép nên em chỉ khám thai ngoài quê. Bác sĩ ở đây chỉ cho em uống Vital Pregna, thành phần gồm acid folid, omega 3, DHA, vitamin ..., trong đó Iron 14mg, không có canxi. Bác sĩ không kê thêm canxi và Sắt uống bổ sung, chỉ nói 1 ngày uống 1l sữa tươi là đủ. Em vừa xét nghiệm máu và hơi thiếu máu nhẹ nhưng bác sĩ bảo không sao và không kê thêm thuốc nào. Nhờ bác sĩ tư vấn thêm giúp em, có nhất thiết phải uống bổ sung 2 loại trên không? Có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi khi em bị thiếu 2 chất trên không?

Trả lời

Chào em,

Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), trong thời kỳ mang thai nên cung cấp mỗi ngày khoảng 30 – 60 mg sắt nguyên tố và khoảng 1.500mg canxi (bao gồm từ thức ăn và tất cả các nguồn bổ sung khác). Ngoài ra, nhu cầu về sắt sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của thai, tăng cao vào những tháng giữa và cuối thai kỳ.

Bổ sung vitamin và khoáng chất đúng cách trong thời gian mang thai, bé sẽ phát triển khỏe mạnh, đồng thời mẹ tránh được một số nguy cơ gây bệnh. Nếu bác sĩ không cho dùng thuốc em có thể tăng cường chế độ dinh dưỡng hàng ngày, không nên tự ý mua thuốc.

Có 4 loại vitamin và khoáng chất quan trọng cần thiết cho bà bầu:

- Acid folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu cho thai phụ không quá 1mg/ngày. Vì thế, bạn nên dùng acid folic theo toa của bác sĩ

Acid folic có trong gan, ngũ cốc, hạt hướng dương, rau lá xanh, bông cải … đặc biệt là rau có màu xanh đậm.

- Sắt: Ở thời kỳ mang thai nhu cầu sắt cũng tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và tránh nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ. Trong giai đoạn thai kỳ, thể tích máu ở người mẹ tăng lên, cơ thể của người mẹ cần bổ sung chất sắt để tạo ra hemoglobin, một phần của các tế bào máu đỏ giúp mang oxy đến nuôi dưỡng thai nhi. Sự thiếu hụt chất sắt có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là thiếu máu thiếu sắt gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi như nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung hoặc con nhẹ cân. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, gan, huyết, rau xanh. Nên bổ sung 30 - 60mg sắt/ngày.

Can xi: Đây là chất cần thiết cho xương và răng của thai phụ, thai nhi, giúp ngăn ngừa tình trạng huyết khối. Không nên kết hợp can-xi với viên sắt, vì chúng sẽ ngăn sự hấp thụ lẫn nhau trong cơ thể. Thai phụ cần khoảng 1.500mg/ngày.

- Vitamin D: Cùng với việc bổ sung canxi, thì việc bổ sung vitamin D cũng rất quan trọng. Đây là chất rất cần thiết cho sự hấp thu canxi và phosphor, góp phần vào cấu tạo xương. Thiếu vitamin D, canxi sẽ khó hấp thu dẫn tới hậu quả như trẻ bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ hoặc đẻ ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu liền, bào thai suy yếu. Nếu thiếu quá nhiều vitamin D có thể gây dị tật bẩm sinh, gây nhuyễn xương, co giật do hạ calci máu, loãng xương ở mẹ.

Nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể (80%) là do sự tổng hợp trong da dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt và nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin D là gan cá, trứng, bơ sữa, các loại cá béo, thực phẩm có tăng cường vitamin D (như sữa). Việc bổ sung vitamin D bằng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài 4 loại thiết yếu trên thì vitamin B1,B2, B5, C, E, A, Iốt và kẽm cũng cần thiết. Riêng vitamin A liều cao trong 12 tuần đầu thai kỳ có thể ảnh hướng đến não, khung xương, mắt và sự phát triển trí não của bào thai. Vì thế, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi nào nên dùng vitamin A. Gan, sữa, trứng, cà-rốt, rau quả xanh và vàng, cà chua, bí đỏ, bông cải xanh có nhiều vitamin A.

Nên khám thai định kỳ và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc em có một thai kỳ khỏe mạnh!

DS. CKI. Huỳnh Kim Hằng - Khoa Dược

Một số bài viết cùng chủ đề:

Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu an toàn hiệu quả

Sự thật về loại canxi không gây táo bón

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Hãy chuẩn bị từ khi có ý định mang thai

Nhu cầu canxi của bà bầu theo từng giai đoạn của thai kỳ

Mẹ bầu bổ sung đúng và đủ canxi không chỉ góp phần cho sự phát triển toàn diện của thai nhi mà còn đảm bảo sức khỏe của mẹ sau này. Nếu mẹ không cung cấp đủ canxi có thể gây tác hại không nhỏ đến thai nhi bao gồm dị cảm, chuột rút, co giật, loãng dương… Mặt khác nếu cơ thể phải hấp thu quá nhiều canxi có thể tăng nguy cơ mắc sỏi tiết niệu, táo bón và giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Tại sao bà bầu cần bổ sung canxi

Sự phát triển của thai nhi trong mỗi giai đoạn đòi hỏi cần được cung cấp đủ canxi mỗi ngày và lượng canxi này sẽ được rút từ xương của mẹ, do đó nếu mẹ không bổ sung đủ canxi sẽ gây tác động đến cả thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu bổ sung canxi đầy đủ sẽ giúp cơ thể mẹ giữ ổn định huyết áp trong suốt thai kỳ. Ngược lại nếu bổ sung canxi sai cách hoặc bổ sung thiếu canxi có thể gây ra tăng huyết áp trong thai kỳ rất nguy hiểm.

Khả năng xử lý canxi của cơ thể mẹ trong thai kỳ kém hơn bình thường. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết phụ nữ có thai thiếu canxi, nếu xuất hiện một trong những biểu hiện này, mẹ hãy bổ sung canxi ngay cho kịp thời nhé:

· Móng giòn dễ gãy: Canxi đóng vai trò giúp móng cứng cáp hơn nên khi cơ thể thiếu canxi móng tay, móng chân rất dễ gãy.

· Đau nhức răng: Nếu thường xuyên gặp tình trạng răng yếu, lung lay, hay đau nhức và dễ sứt mẻ thì mẹ bầu nên kiểm tra ngày thì đây là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể không được cung cấp đủ canxi.

· Chuột rút: Thiếu canxi trong thai kỳ có thể gây hiện tượng chuột rút, chân tay tê như kiến bò hoặc đau mỏi khi co giãn cơ bắp.

· Cơ thể mỏi mệt: Mẹ bầu khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi kèm theo lo âu là “dấu hiệu” cơ thể không được nhận đủ lượng canxi cần thiết đấy.
Bổ sung canxi trong thai kỳ vô cùng cần thiết

Bổ sung canxi cho bà bầu từng giai đoạn như thế nào

Mỗi giai đoạn trong thai kỳ sẽ có nhu cầu canxi khác nhau, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn hàm lượng canxi phù hợp với thể trạng của mình. Thường lượng canxi cần bổ sung sẽ được chia làm 4 giai đoạn quan trọng, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Từ 0 đến 12 tuần

Trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu vào khoảng 800mg. Sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi, mẹ chỉ cần uống 3 cốc sữa vào buổi sáng là có thể cung cấp đủ nhu cầu canxi lúc này.

Giai đoạn 2: Từ 13 đến 26 tuần

Trong giai đoạn này mẹ nên bổ sung nhiều canxi hơn. Một chế độ dinh dưỡng bao gồm các thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao cùng chế độ luyện tập phù hợp, chăm chỉ tắm nắng sẽ thúc đẩy khả năng tổng hợp vitamin D có lợi cho khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Giai đoạn này lượng canxi cơ thể mẹ cần khoảng 1200mg mỗi ngày.

Mẹ bầu cần chú ý bắt buộc phải bổ sung canxi trước tuần thứ 20 của thai kỳ vì đây là giai đoạn hình thành cấu trúc xương của thai nhi.

Giai đoạn 3: 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn hệ xương của trẻ đang dần ổn định, để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, mẹ bầu cần cung cấp mỗi ngày đủ 1200mg canxi.

Giai đoạn 4: Sau sinh

Giai đoạn này canxi đóng vai trò giúp mẹ hồi phục cơ thể và nâng cao chất lượng sữa – nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá của trẻ trong năm tháng đầu đời. Sữa mẹ thiếu canxi có thể khiến trẻ mắc một số bệnh lý về xương.

Một số lưu ý khi uống canxi để đạt hiệu quả tối đa

· Bổ sung canxi đầy đủ trước khi sinh giúp mẹ phòng ngừa tiền sản giật, đặc biệt quan trọng ở phụ nữ có thai có nguy cơ cao huyết áp.

· Bổ sung canxi rất quan trọng nhưng bổ sung như thế nào, liều lượng ra sao cần được hướng dẫn bởi bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Tổng lượng canxi khuyến cáo không được vượt quá 2500 mg mỗi ngày để giảm nguy cơ tăng canxi huyết.

· Cần chú ý tổng lượng canxi bổ sung vào cơ thể từ thức ăn, sữa hay dưới dạng thuốc bổ.

· Khi bổ sung canxi, cần lưu ý không dùng chung với sắt vì sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh hấp thu và những tương tác không mong muốn.

· Tích cực phơi nắng trong khoảng thời gian từ 6 – 8 giờ để kích thích cơ thể sản sinh vitamin D giúp tăng hiệu quả hấp thu canxi hoặc bổ sung vitamin D đường uống nếu được chỉ định.

· Một chế độ dinh dưỡng khoa học là cách bổ sung canxi lý tưởng nhất. Nhóm thực phẩm giàu canxi có thể kể đến một số đại diện như cá, tôm, sữa, chế phẩm từ sữa, rau muống, rau dền, rau bí…

Một số nguyên nhân làm giảm hấp thu canxi với cơ thể

Không uống canxi cùng chocolale

· Một số thực phẩm chứa oxalate như chocolate, trà, ca cao khi uống cùng với canxi sẽ làm giảm hấp thu canxi

· Các loại đồ uống có gas, nước ngọt, café làm hạn chế khả năng hấp thu canxi và tăng đào thải canxi ra khỏi cơ thể

· Mẹ bầu cần hướng tới một chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học và phù hợp với cơ thể, tránh tình trạng bổ sung quá nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Đây là nguyên nhân làm hao hụt lượng canxi được cung cấp cho cơ thể, axit béo làm khả năng hấp thu canxi của cơ thể kém hơn.

Một số bài viết cùng chủ đề: