Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Phù chân là một hiện tượng sinh lý mà các mẹ bầu thường gặp – đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ. Hiện tượng phù chân hay vẫn thường gọi là “xuống máu chân” hay gây cho các mẹ bầu cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Bên cạnh đó, sung phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật, một hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ và rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời khi mang thai. Để có được sức khỏe tốt nhất trong những tháng cuối thai kỳ, các mẹ hãy cùng Litho Plus tìm hiểu những nội dung liên quan đến chứng phù chân nhé!

Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân

Bị phù chân khi mang thai do trọng lượng tăng: Giai đoạn mang thai, sức nặng cơ thể người mẹ thường tăng lên từ 8-12 kg (mang đơn thai) và 15-20 kg (mang song thai) gây ra sức ép không nhỏ lên đôi chân. Dây chằng trong cơ thể thai phụ cũng thường lỏng và dãn nhiều hơn, dễ bị tác động sinh ra các biểu hiện tư nhức, phù chân. Thời điểm này cơ thể người mẹ thường tích nước nhiều hơn 50% so với thông thường, khiến áp lực đôi chân ngày càng nhiều, gây ra các biểu hiện sưng phù. Ngoài ra còn có ba yếu tố gây phù chân ở phụ nữ mang thai, cụ thể:

Do máu chảy về tim bị tác động: Vào những tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi đã lớn và gây áp lực lên ổ bụng cũng như các tĩnh mạch vùng chậu, sẽ khiến lượng máu khó chảy về tim, làm ứ trệ tuần hoàn máu và khiến máu chảy về tim khó khăn hơn.

Phù chân khi mang thai do tác động từ bên ngoài: Một số ảnh hưởng khác cũng khiến lượng máu chảy về tim bị tác động, có thể kể đến: Mặc đồ chật, Thai lớn hoặc mang song thai trở lên, Vận động mạnh làm tăng áp lực lên ổ bụng, Ho nhiều, Táo bón, Ngồi lâu, Rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến làm giãn tĩnh mạch.

Hoạt động bơm máu cơ vùng chân: Những thói quen đứng lâu, đi lại nhiều, sử dụng giày cao gót… cũng là những yếu tố khiến hoạt động bơm máu vùng cơ chân không được ổn định giai đoạn mang thai, gây phù nề nhiều.

Giãn tĩnh mạch giai đoạn mang thai: Một số ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố thời kì mang thai, sử dụng đồ uống có cồn, rượu hoặc nhiệt độ môi trường nóng, ẩm nhiều cũng có thể gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch, phù chân khi mang thai.


Bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Trên cơ bản phù chân là hiện tương thường gặp và hầu hết người phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải. Tuy nhiên không vì thế mà tình trạng này sẽ không gây ảnh hường tới sức khỏe. Một số trường hợp bà bầu bị phù chân nhiều và kéo dài có thể phải đối mặt với nguy cơ máu bị ứ trệ trong lòng tĩnh mạch, khiến van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn và không thể hồi phục ngay cả khi sau sinh. Máu sẽ ngày càng ứ trệ nhiều khiến chân không chỉ phù mà còn đau, chuột rút, thậm chí nghiêm trọng hơn là rối loạn sắc tố da rất khó lành.

Nguy hiểm hơn tình trạng sưng phù cũng có thể gây ra các hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, huyết áp cao… sinh ra tình trạng tiền sản giật rất nguy hiểm. Đây là một hội chứng của việc huyết áp tăng cao giai đoạn mang thai, có thể làm suy yếu hệ thần kinh, thận, mạch máu… và không cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Tuy vậy triệu chứng chỉ có khả năng xuất hiện tối đa 10% trên 100 phụ nữ đang mang thai.

Nhìn chung, người mẹ bị phù chân không gây nguy hiểm cho thai nhi, cũng như có khả năng hồi phục trở lại sau sinh, các mẹ không nên quá lo lắng và có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn lời khuyên chăm sóc cơ thể thích hợp.

Phù chân không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên nó khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, có cảm giác khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên, mẹ cũng nên cảnh giác khi chân bị sưng phù trong thời gian kéo dài kèm các triệu chứng như đau nhức đầu, đau bụng, có vấn đề về thị giác… đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Bà bầu bị phù chân nên làm gì?

Những lưu ý sau về cách chăm sóc cơ thể và thói quen sinh hoạt sẽ giúp giảm bớt hiện tượng phù nề chân khi mang thai:

Dinh dưỡng: mẹ cần cung cấp đủ đạm cho cơ thể qua thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa… Ngoài ra mẹ cũng phải bổ sung đủ sắt trong thai kỳ. Các thức ăn mặn khiến cơ thể tích nước hay các món ăn khó tiêu dẫn đến tình trạng bị bón ở mẹ bầu thì cũng nên tránh. Mẹ cũng cần tránh uống các thức uống có chứa cafein và chất cồn.

Tránh đi đứng quá nhiều hoặc ngồi lâu, vận động liên tục để hạn chế được những sức ép lên các vùng chân, lưng, hông.. Những tư thế ngồi sai cách như ngồi xếp bằng, bắt chéo chân… có thể làm cản trở quá trình tuần hoàn máu xuống chân, gây tê chân, khó đi lại, lâu dần là phù nề.



Giảm bớt những tác động lên tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng khi ngủ và thay đổi bằng cách nghiêng 2 bên. Đặt thêm một chiếc gối kê chân giúp hỗ trợ giảm áp lực và khiến bà bầu đi vào giấc ngủ dễ dàng hơm. Chỉ chọn giày để bệt, loại giày thoải mái khi đeo, không gây bí bức cho đôi chân, nên tránh đi giày cao gót, các loại giày có đế trơn trượt.

Kết hợp với các bài luyện tập nhẹ nhàng, vừa giúp cơ thể tăng sức dẻo dai, vừa giúp lường máu lưu thông được ổn định hơn. Không nên có thói quen nhịn tiểu, có thể khiến chân sưng phù nhiều hơn. Trước khi đi ngủ hàng đem có thể ngâm chân trong nước nóng để giảm sưng, tăng cường khả năng tuần hoàn máu và giúp ngủ ngon hơn.

Ngoài ra các bà bầu cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và trái cây tươi, không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ, hạn chế các đồ uống chứa cồn và cà phê. Đảm bảo cung cấp nguồn đạm an toàn vào cơ thể, bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein có trong thịt, cá, tôm, trứng sữa… để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, căng thẳng giai đoạn mang thai. Bà bầu bị phù chân khi mang thai là một trình trạng thường thấy tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài thì có thể gây ra những di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của người mẹ. Do đó, nếu bị phù chân trong thời gian dài mà không giảm thì nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.


Hi vọng rằng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho các mẹ. Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, trong quá trình mang thai, các mẹ nên được khám thai định kỳ theo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, để từ đó có được những điều chỉnh cần thiết trong chế độ sinh hoạt, phù hợp với tình trạng của mỗi thai phụ.

Xem thêm: 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét