Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Bé đổ mồ hôi trộm có đáng lo?

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng trẻ bị ra nhiều mồ hôi mặc dù thời tiết không nóng và trẻ cũng không đang hoạt động nhiều. Trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều nhất là vào ban đêm. Vậy bé bị đổ mồ hôi trộm có đáng lo hay không?

1. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là như thế nào?

Trẻ đổ mồ hôi trộm thường ra mồ hôi nhiều nhất ở vùng lưng, trán, háng, nách, lòng bàn tay, bàn chân, vì đây là những nơi có nhiều tuyến mồ hôi. Khi đổ mồ hôi trộm nhất là vào ban đêm, sẽ khiến trẻ ngủ không yên giấc, hay bị giật mình và thức giấc, do đó, trẻ cũng thường quấy khóc nhiều vào ban đêm.

Trẻ đổ mồ hôi trộm thường ra nhiều mồ khi trẻ trong giai đoạn ngủ sâu, trẻ vẫn thấy thoải mái trong khi ngủ và sau khi thức dậy. Trong khi đó, nếu trẻ ra mồ hôi do trời nóng hoặc nơi ngủ của trẻ nóng thì trẻ sẽ thường ra mồ hôi trước khi ngủ và khiến trẻ thấy khó ngủ.

2. Nguyên nhân trẻ bị đổ mồ hôi trộm

  • Đổ mồ hôi trộm do sinh lý:
Trẻ đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong thời kỳ tăng trưởng, quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh hơn so với người lớn. Đổ mồ hôi trộm cũng là cách để trẻ cân bằng nhiệt độ cơ thể do hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ vẫn còn non nớt. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng có tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể khá cao, nên khiến bé ra nhiều mồ hôi hơn. Đổ mồ hôi trộm sinh lý thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

  • Đổ mồ hôi trộm do bệnh lý:
Những trẻ bị mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm sẽ có biểu hiện đổ mồ hôi trộm ở đầu, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi ra nhiều nhưng không phải do thời tiết. Đi kèm với triệu chứng đổ mồ hôi trộm, trẻ còn có những dấu hiệu khác của bệnh còi xương như thóp chậm liền, xương đầu to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng; với bệnh lao sơ nhiễm trẻ sẽ có biểu hiện như ho kéo dài, ăn uống kém, chụp X-quang phổi thấy tổn thương lao sơ nhiễm.

3. Khắc phục đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, cha mẹ nên giữ nhiệt độ phòng thoáng mát; tránh mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé khi ngủ để trẻ có thể ngủ ngon giấc hơn.

Trẻ đổ mồ hôi trộm là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu bé chỉ ra nhiều mồ hôi ở đầu, không bị rụng tóc vành khăn, không kém ăn lười bú, ... và vẫn tăng cân bình thường thì cha mẹ không nên lo lắng.

Dấu hiệu trẻ đổ mồ hôi trộm do thiếu canxi

Không phải tất cả các trường hợp trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm ban đêm đều là dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi. Nếu thấy trẻ đổ nhiều mồ hôi và có kèm theo những biểu hiện bất thường khác, mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra xem trẻ có thực sự thiếu canxi không.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường đổ mồ hôi trộm ban đêm nhiều hơn so với người lớn, nguyên nhân là do hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ còn hoạt động kém. Bên cạnh đó, tỷ lệ tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể của trẻ cũng khá cao, khiến trẻ ra mồ hôi nhiều.

Dưới đây là một số nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở trẻ:

1. Đổ mồ hôi trộm ban đêm do sinh lý

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn so với người lớn nên trẻ thường đổ mồ hôi nhiều hơn. Nếu trẻ bị kích thích do tác nhân nào đó, cơ thể trẻ sẽ tự điều hòa thân nhiệt bằng cách đổ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, trẻ cũng thường dễ đổ mồ hôi hơn nếu nhiệt độ môi trường xung quanh tăng lên.

Đổ mồ hôi trộm sinh lý thường xuất hiện nhiều ở vùng đầu, cổ khoảng 30 phút trước lúc trẻ ngủ và mất dần sau khoảng 60 phút. Do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng với trường hợp này, bởi nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2. Đổ mồ hôi trộm do thiếu canxi

Khi thấy trẻ đổ mồ hôi trộm ban đêm kèm những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện và các cơ sở y tế để được kiểm tra xác định nguyên nhân có phải do trẻ thiếu canxi không, từ đó có cách thức bổ sung phù hợp:

Quấy khóc ban đêm, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc:

Một trong những dấu hiệu của trẻ bị thiếu canxi đó là giật mình, quấy khóc nhiều và đổ mồ hôi trộm ban đêm. Trẻ có thể đột nhiên thức giấc giữa đêm và quấy khóc liên tục.

Rụng tóc hình vành khăn:


Thiếu canxi có thể khiến trẻ dễ đổ mồ hôi hơn và rụng tóc, nhất là phần đầu phía sau, nơi tiếp xúc với gối. Mặc dù vậy, rụng tóc vành khăn cũng chưa hẳn là một dấu hiệu của thiếu hụt canxi.

Các dấu hiệu khác khi trẻ bị thiếu canxi:

Ngoài những dấu hiệu sớm nêu trên, trẻ bị thiếu canxi trong thời gian dài có thể gây ra những dấu hiệu sau:
Còi xương;
  • Thóp chậm liền;
  • Đầu bẹp;
  • Chậm mọc răng;
  • Chậm phát triển các kỹ năng vận động như bò, lẫy, đi.
Thiếu canxi ở trẻ có thể gây ra đổ mồ hôi trộm ban đêm. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, trẻ cần được bác sĩ thăm khám, hoặc thậm chí là làm xét nghiệm kiểm tra.

Người bệnh loãng xương nên ăn gì?

Bệnh loãng xương là bệnh giảm mật độ xương thiếu hụt canxi hoặc do những nguyên nhân khác. Bệnh loãng xương thường gặp ở phụ nữ do xương dễ bị gãy và thoái hóa, ...do quá trình mang thai, sinh nở; do nội tiết. Bệnh loãng xương nên ăn gì là câu hỏi của rất nhiều người khi bước sang độ tuổi 30. Nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây có thể góp phần giúp đối phó với căn bệnh này, làm giảm sự phát triển của bệnh.

1. Triệu chứng bệnh loãng xương

  • Chiều cao giảm
  • Còng lưng, hông bị cong
  • Xương dễ gãy
  • Hay bị đau hông và lưng
  • Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, uống
  • Đã từng ăn kiêng
  • Ít hoạt động thể lực
  • Hút thuốc, uống rượu

2. Nguyên tắc dinh dưỡng trong bệnh loãng xương

  • Ăn thực phẩm chứa nhiều canxi (Phô mai, sữa chua, sữa bò, tôm khô, đậu tương...) 
  • Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng đặc biệt là canxi trong khẩu phần hàng ngày 
  • Bổ sung vitamin D và canxi theo nhu cầu 
  • Ăn đủ chất béo: Năng lượng do lipid cung cấp chiếm 15-25% tổng năng lượng khẩu phần 
  • Ăn muối < 5gram/ngày 
  • Không nên ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn 
  • Không hút thuốc và hạn chế uống rượu, bia, nước có gas 
  • Không uống quá nhiều cà phê và trà 
  • Hạn chế sử dụng các chất làm giảm hấp thu canxi: Cà phê, ca cao, sôcôla, nước xương, thực phẩm có nhiều sắt...

3. Chế độ sinh hoạt

  • Thường xuyên hoạt động thể lực ở mức độ vừa phải
  • Tắm nắng 30 phút/ngày trước 9h sáng
  • Thường xuyên hoạt động thể lực ở mức độ vừa phải
Tham khảo thêm loại canxi hữu cơ không gây táo bón: LITHO PLUS CANXI TỪ TẢO BIỂN ĐỎ

Hai chìa khóa để xương chắc khỏe: Canxi và Vitamin D

Mặc dù loãng xương làm suy yếu xương là tình trạng khá phổ biến ở những người lớn tuổi, nhưng bạn có thể làm chậm quá trình lão hóa xương. Bạn có thể làm rất nhiều cách để bảo vệ xương và giúp xương được chắc khỏe, trong đó tập thể dục để giảm cân hàng ngày, như đi bộ, là loại thuốc tốt nhất. Nhận đủ canxi và vitamin D là hai chìa khóa quan trọng khác để giữ cho xương chắc khỏe.

1. Tầm quan trọng của xương

Xương đóng nhiều vai trò trong cơ thể như cung cấp cấu trúc, bảo vệ các cơ quan, lưu trữ canxi. Điều quan trọng nhất là bạn phải xây dựng xương chắc khỏe và khỏe mạnh trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên, bạn cũng có thể thực hiện một số phương pháp khi ở lứa tuổi trưởng thành để bảo vệ sức khỏe của xương.

Xương liên tục thay đổi - xương mới được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi bạn còn trẻ, cơ thể bạn tạo ra xương mới nhanh hơn phá vỡ xương cũ và khối lượng xương của bạn tăng lên. Hầu hết mọi người đạt đến khối lượng xương cao nhất của họ vào khoảng 30 tuổi. Sau đó, việc tái tạo xương vẫn tiếp tục, nhưng bạn mất khối lượng xương nhiều hơn một chút so với mức tăng.

Bạn có khả năng mắc bệnh loãng xương. Đây là tình trạng khiến xương trở nên yếu và dễ gãy, nó phụ thuộc vào khối lượng xương bạn đạt được khi bạn bước sang tuổi 30 và bạn mất nó nhanh như thế nào sau đó. Khối lượng xương đỉnh của bạn càng cao, bạn càng có nhiều "xương trong ngân hàng cơ thể" và càng ít có khả năng mắc bệnh loãng xương khi có tuổi.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xương

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Ví dụ:
  • Lượng canxi trong chế độ ăn uống của bạn: Một chế độ ăn ít canxi sẽ làm giảm mật độ xương, mất xương sớm và tăng nguy cơ gãy xương.
  • Hoạt động thể chất: Những người không hoạt động thể chất có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với những người hoạt động tích cực hơn.
  • Sử dụng thuốc lá và rượu: Nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc lá góp phần làm xương yếu. Tương tự như vậy, thường xuyên uống nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc hai ly rượu mỗi ngày đối với nam giới có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
  • Giới tính: Bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn nếu bạn là phụ nữ, vì phụ nữ có ít mô xương hơn nam giới.
  • Kích thước: Bạn có nguy cơ nếu bạn cực kỳ gầy (với chỉ số khối cơ thể từ 19 trở xuống) hoặc có khung cơ thể nhỏ vì bạn có thể có khối lượng xương ít hơn để mất đi khi bạn già đi.
  • Tuổi tác: Xương của bạn trở nên mỏng hơn và yếu hơn khi bạn già đi.
  • Chủng tộc và yếu tố di truyền: Bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn nếu bạn là người da trắng hoặc gốc Á. Ngoài ra, trong gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em bị loãng xương khiến bạn có nguy cơ cao hơn - đặc biệt là tiền sử gia đình bị gãy xương.
  • Nồng độ hormon: Quá nhiều hormon tuyến giáp có thể gây loãng xương. Ở phụ nữ, loãng xương tăng đáng kể khi mãn kinh do giảm nồng độ estrogen. Sự vắng mặt kéo dài của kinh nguyệt (vô kinh) trước khi mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ loãng xương. Ở nam giới, nồng độ testosterone thấp có thể gây mất khối lượng xương.
  • Rối loạn ăn uống và các điều kiện khác: Những người mắc chứng chán ăn hoặc chứng cuồng ăn có nguy cơ bị mất xương. Ngoài ra, phẫu thuật cắt dạ dày, phẫu thuật giảm cân và các tình trạng như bệnh Crohn, bệnh celiac và bệnh Cushing có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Một số loại thuốc. Sử dụng lâu dài các loại thuốc corticosteroid, chẳng hạn như prednison, cortisone, prednison và dexamethasone, có hại cho xương. Các loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ loãng xương bao gồm thuốc ức chế aromatase để điều trị ung thư vú, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, methotrexate, một số loại thuốc chống động kinh, như phenytoin (Dilantin) và phenobarbital, và thuốc ức chế bơm proton.
Đặc biệt, hai yếu tố quan trọng nhất được xem là chìa khóa giúp xương chắc khỏe, đó chính là: Canxi và Vitamin D.

3. Canxi và xương

Canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng để xây dựng xương và làm chậm tốc độ mất xương. Nhưng không phải cứ bổ sung thật nhiều canxi thì sẽ mang lại kết quả tốt. Một số nhà khoa học cho rằng quá nhiều canxi hoặc các sản phẩm từ sữa có thể gây tác động không tốt cho cơ thể. Hãy nhớ rằng ngoài canxi, còn có các chất dinh dưỡng và thực phẩm khác giúp xương chắc khỏe - quan trọng nhất là vitamin D và vitamin K.
Bạn cần bổ sung bao nhiêu canxi là phù hợp? Lượng canxi khuyến nghị hàng ngày là 1.000 miligam (mg) mỗi ngày cho người lớn đến 50 tuổi và 1.200 mg mỗi ngày cho người từ 51 tuổi trở lên, khi quá trình mất xương tăng tốc. Với những người lớn tuổi, ruột hấp thụ ít canxi từ chế độ ăn, và thận dường như kém hiệu quả hơn trong việc bảo tồn canxi. Vì thế nên cơ thể bạn phải lấy canxi từ xương để đảm bảo và thực hiện các chức năng trao đổi chất quan trọng.
Tốt nhất, bạn nên bổ sung canxi thông qua các nguồn thực phẩm. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nhận quá nhiều canxi từ các chất bổ sung có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy, tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn nghĩ rằng bạn cần bổ sung canxi.

4. Vitamin D và xương

Vitamin D rất cần thiết để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Đó là bởi vì canxi, thành phần chính của xương, chỉ có thể được cơ thể bạn hấp thụ khi có vitamin D. Cơ thể bạn tạo ra vitamin D khi ánh sáng mặt trời trực tiếp chuyển đổi một hóa chất trong da thành một dạng hoạt động của vitamin (calciferol).

Nếu có thể, phơi nắng trong một thời gian ngắn sẽ giúp cơ thể tự sản xuất vitamin D - khoảng 5 đến 30 phút phơi nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, với tần suất hai lần mỗi tuần, để mặt, cánh tay, chân hoặc lưng không có kem chống nắng sẽ cho bạn nhận đủ lượng vitamin mà cơ thể cần. Những người có làn da trắng dễ bị bỏng nên bảo vệ bản thân khỏi ung thư da bằng cách hạn chế phơi nắng dưới 10 phút hoặc ít hơn.

Vitamin D không có trong nhiều loại thực phẩm, nhưng bạn có thể lấy nó từ sữa tăng cường, ngũ cốc tăng cường và các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi.

Tùy thuộc vào nơi bạn sống và lối sống của bạn, việc sản xuất vitamin D có thể giảm hoặc gần như hoàn toàn không có trong những tháng mùa đông. Kem chống nắng cũng có thể làm giảm sản xuất vitamin D.

Nhiều người lớn tuổi không tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời và gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin D, do đó, uống vitamin tổng hợp với vitamin D có thể sẽ giúp cải thiện sức khỏe của xương. Lượng vitamin D được khuyến nghị hàng ngày là 400 đơn vị quốc tế (IU) cho trẻ em đến 12 tháng tuổi, 600 IU cho độ tuổi từ 1 đến 70 tuổi và 800 IU cho những người trên 70 tuổi.

Dùng với liều lượng thích hợp, vitamin D thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, dùng quá nhiều vitamin D có thể gây hại. Trẻ em từ 9 tuổi trở lên, người lớn và phụ nữ có thai và cho con bú dùng hơn 4.000 IU mỗi ngày vitamin D có thể gặp phải:
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Ăn kém
  • Táo bón
  • Yếu đuối
  • Giảm cân
  • Sự hoang mang
  • Mất phương hướng
  • Vấn đề về nhịp tim
  • Tổn thương thận.

Bà bầu không nên uống sắt và canxi cùng lúc

Canxi và sắt là hai chất vô cùng quan trọng với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên việc uống sắt và canxi cùng lúc sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ chất.

1. Vai trò của sắt với phụ nữ mang thai

Trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu sắt. Thông thường một người phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần nhiều máu hơn so với bình thường, điều này giúp tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi.

Bên cạnh đó, bổ sung sắt cũng có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng. Đối với những người khi mang bầu mà bị thiếu máu (do thiếu sắt) sẽ có cảm giác chán ăn, khó ngủ, người mệt mỏi vì lượng oxy lên não cũng như các tế bào trong cơ thể là rất ít. Thiếu sắt còn là nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của mẹ dẫn đến nhiễm trùng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao thiếu máu, dẫn đến tình trạng sức khỏe kém.

Đối với bà mẹ thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể... Đây cũng là yếu tố dẫn đến sự suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này.

Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt giúp tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi

2. Vì sao bà bầu cần bổ sung canxi?

Canxi là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi liên tục tăng. Nếu lượng canxi không được đáp ứng đầy đủ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi sau này như chậm phát triển, còi xương hay bị dị dạng xương.
Bổ sung canxi cho bà bầu còn mang ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của chính thai phụ. Khi thiếu hụt canxi, mẹ bầu thường bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ. Đến khi cho con bú, cơ thể mẹ suy yếu, hay đổ mồ hôi trộm, dễ bị đau lưng, mỏi vai, đau khớp. Sự thiếu hụt canxi diễn ra trường kỳ sau nhiều lần sinh nở là tiền đề gây ra hiện tượng loãng xương khi các mẹ bước vào độ tuổi mãn kinh.
Vậy bà bầu uống canxi vào thời điểm nào trong ngày? Thông thường buổi sáng là buổi bạn có thể tiếp xúc ánh nắng mặt trời nhiều hơn cũng như việc uống canxi vào buổi tối hoặc chiều sẽ làm lắng đọng canxi gây ra các bệnh lý như sỏi thận, táo bón,.... Vì vậy thời điểm bổ sung lý tưởng là vào sau bữa ăn sáng.

Canxi là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi

3. Vì sao không nên uống sắt và canxi cùng lúc?

Khi bổ sung sắt, mẹ bầu cần lưu ý không dùng thuốc sắt cùng thời điểm với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm giảm tiến trình này. Do đó, các mẹ bầu không nên uống chung thuốc sắt và canxi cùng lúc với nhau.

Để tránh việc tương tác có thể xảy ra, các bác sĩ đưa ra lời khuyên cho những bà bầu nên sử dụng hai chất dinh dưỡng này cách xa nhau vài giờ đồng hồ. Dưới đây là những lưu ý khi bổ sung sắt và canxi khi mang thai:

Bổ sung canxi:
  • Chú ý cung cấp đủ lượng canxi không được vượt quá 2.500mg/ngày để tránh quá liều, gây tăng canxi máu.
  • Khi bổ sung canxi các bà bầu cần lưu ý không nên phối hợp cùng lúc với những thực phẩm như chocolate, trà, cà phê để tránh các tương tác xảy ra có thể sẽ làm giảm hấp thu canxi.
Bổ sung sắt:
  • Nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh...
  • Ngoài ra, khi uống viên bổ sung sắt bà bầu cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Chỉ nên uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.
Khi sử dụng sắt và canxi, các bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng sắt cũng như canxi đúng và đủ liều lượng.

Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu an toàn hiệu quả

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu thường sẽ thiếu hụt Canxi nhưng lại không biết bổ sung như thế nào cho đúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách bổ sung canxi cho mẹ bầu đúng và an toàn trong bài viết dưới đây.

Vì sao khi mang thai cần bổ sung canxi

Đối với thai nhi nói riêng hay cơ thể người nói chung, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên cấu trúc xương, răng và khả năng dẫn truyền của hệ thống thần kinh. Trong thai kỳ, nhu cầu canxi tăng cao:

» Trong 3 tháng đầu, nhu cầu canxi trung bình 800mg/ngày

» Vào 3 tháng giữa thai kỳ, nhu cầu canxi là 1000 mg/ngày

» Đối với 3 tháng cuối thai kỳ và giai đoạn cho con bú, lượng canxi cần thiết lên đến 1.500mg/ngày

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ phân giải canxi từ trong xương và phóng thích vào máu nhằm đáp ứng nhu cầu canxi tăng cao của thai nhi nhưng lượng canxi này thường không đủ. Trên thực tế, thai nhi cần nhiều canxi hơn thế và nhu cầu bổ sung canxi của cơ thể mẹ bầu có xu hướng tăng cao khi càng về cuối thai kỳ. Nếu không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, thai nhi sẽ có nguy cơ cao gặp phải những hệ lụy xấu đến sự phát triển sau này như: hiện tượng cơ thể chậm phát triển, bệnh còi xương bẩm sinh, dị dạng xương, khò khè…

Bổ sung canxi cho bà bầu còn mang ý nghĩ hết sức quan trọng đối với sức khỏe của mẹ. Khi thiếu canxi, mẹ bầu sẽ bị tê chân, cơ thể mệt mỏi, ngủ không ngon, chuột rút. Sau khi sinh, cơ thể mẹ yếu, thường đổ mồ hôi trộm, hay đau lưng, đau vai, nhức mỏi khớp. Khi cơ thể thiếu hụt canxi thời gian dài và trải qua nhiều lần sinh nở sẽ là tiền đề của bệnh loãng xương khi mẹ bầu bước vào độ tuổi mãn kinh.

Cách bổ sung canxi cho mẹ bầu đúng, đủ



Phương pháp an toàn nhất được khuyên dùng để bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai là cung cấp thông qua các loại thực phẩm tự nhiên giàu dinh dưỡng.

Mẹ bầu có thể lựa chọn một số loại thực phẩm giàu canxi sau đây: hải sản ( tôm, cua, sò, ngao, cá), các loại rau bao gồm rau bắp cải, cải xoăn, cần tây, bắp cải…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ hấp thu khoảng 25% lượng canxi qua thực phẩm, còn lại sẽ bị bài tiết ra ngoài. Hơn nữa, phụ nữ có thai cũng cần lưu ý cân bằng các chất dinh dưỡng khác có trong khẩu phần ăn, tránh tình trạng chế độ dinh dưỡng mất cân bằng.

Ngoài ra, nên bổ sung canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa. Sữa chua bên cạnh lợi ích về đường tiêu hóa, còn là thực phẩm rất giàu canxi, vitamin D cùng các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Trung bình, một hộp sữa chua cung cấp khoảng 110mg canxi. Vitamin D trong sữa chua đóng vai trò là người bạn song hành, giúp tăng hấp thu canxi vào cơ thể. Để cơ thể hấp thụ tối đa lượng canxi từ sữa chua, mẹ bầu nên ăn sữa chua ngay trước khi đi ngủ.

Mẹ bầu bổ sung canxi thì cần lưu ý gì



» Mẹ bầu cần lưu ý hàm lượng canxi bổ sung vào cơ thể không được vượt quá 2.500 mg/ ngày. Tránh tình trạng bổ sung quá liều gây tăng canxi máu, cặn thận.

» Bổ sung canxi cho bà bầu dưới dạng thực phẩm chức năng cần được bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chỉ định bởi việc này đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ trong suốt thời kỳ mang thai.

» Đối với phụ nữ thiếu canxi từ trước khi có thai, bổ sung canxi giúp phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật, đặc biệt những người thuộc nhóm nguy cơ cao như mắc bệnh tăng huyết áp.

» Nên bổ sung canxi cho bà bầu cùng với vitamin D để tăng khả năng hấp thu canxi

» Không nên bổ sung canxi cùng với sắt, tốt nhất nên sử dụng hai chất dinh dưỡng này cách nhau tối thiểu 2 giờ để tránh hiện tượng cạnh tranh hấp thu.

» Khi bổ sung canxi cho bà bầu, không nên dùng chung với một số loại thực phẩm như chocolate, cacao, trà có thể làm giảm hấp thu canxi.

📣💥📣LITHO PLUS CÓ CẤU TRÚC LỖ XỐP TỔ ONG GIÚP HẤP THU CANXI TỐI ĐA VÀO XƯƠNG

💎 Lithothamnium được chiết suất từ Tảo biển đỏ - viên kim cương vô cùng quý giá của biển cả cung cấp các chất khoáng cần thiết như: 32% canxi có hoạt tính sinh học cao, 2% Magie và hơn 72 loại vi khoáng cần thiết khác.
💎 Cấu trúc lỗ xốp tổ ong là cấu trúc đặc biệt mà chỉ Lithothamnium trong Tảo biển đỏ mới có. Cấu trúc này rỗng và giống với tổ ong nên khả năng hòa tan cực kỳ cao. Mang so sánh canxi trong Lithothamnium với canxi vô cơ thì thấy rằng khả năng hòa tan và hấp thụ của canxi trong Lithothamnium cao gấp 3-4 lần so với canxi vô cơ. Do được hấp thụ toàn bộ nên canxi từ Lithothamnium không hề gây tác dụng phụ.
Ngược lại canxi vô cơ (canxi carbonat, tri canxi photphat) có nguồn gốc từ đá vôi, vỏ sò tuy có hàm lượng canxi (30 – 40%) nhưng lại rất khó hấp thu bởi cấu trúc đặc, khó hòa tan hết. Vì thế, khi sử dụng canxi vô cơ người dùng thường có những biểu hiện như nóng trong người, táo bón,.. chính bởi lượng canxi không được hấp thụ hết được đào thải ra ngoài hoặc lắng ở thành mạch gây xơ cứng mạch, sỏi thận.
💎 Không chỉ tăng cường khả năng hấp thu canxi, chính nhờ cấu trúc lỗ xốp tổ ong mà Lithothamnium còn có tính kháng viêm, có thể làm giảm đau và cứng khớp do viêm xương khớp đầu gối; có thể làm tăng vận động và khoảng cách đi bộ.
💎 Ngoài củng cố hệ xương Lithothamnium còn được chứng minh là có tác dụng tốt hơn cả Glucosamine trong việc và bảo vệ hình thành dịch nhầy khớp. Lithothamnium cho kết quả tuyệt vời khi nghiên cứu trong thời gian dài trên số lượng hàng trăm phụ nữ tiền mãn kinh, vận động viên thể thao, người trưởng thành trên 30 tuổi … khi kết hợp với Vitamin D, magie, kẽm… Lithothamnium giúp ngăn ngừa việc hình thành các khối u ở gan, polyp ở trực tràng, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.
💎 Canxi Litho Plus được hấp thụ rất tốt ngay cả với chế độ ăn giàu chất béo. Không những thế, nó còn giúp cơ thể cải thiện cấu trúc xương, giúp xương chắc khỏe.
 Bạn đã có đủ kiến thức để lựa chọn canxi đúng - chuẩn cho gia đình mình chưa?
--------------------------------------------------------------
🏣 CÔNG TY TNHH XNK DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
📱 ĐT: 0866 448 139
🖨 Email: mkt.thanhtrang1@gmail.com
📂 Địa chỉ: Tầng 3, Ngõ 259 Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
---------------------------------------------------------
🌈🌈 BẠN CẦN TƯ VẤN SỨC KHỎE 👉 HÃY COMMENT, INBOX TẠI ĐÂY HOẶC LIÊN HỆ 0866.448.139  ĐỂ ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ

Dậy thì cần học 5 cách này để vóc dáng hoàn hảo

Bạn đã bao giờ từng trải qua cảm giác, khi đang chuẩn bị xúng xính một bộ cánh thật đẹp để đi hẹn hò, thế nhưng lúc kéo chiếc quần jean yêu thích lên thì ôi thôi, không cách nào cài vừa khuy nữa. Hoặc khi bạn đang chạy trên sân bóng thì chợt nhận thấy 2 đùi đang chà xát vào nhau theo cái cách chưa từng xảy ra trước đây. Hoặc có bao giờ khi nhìn vào gương, bạn phát hiện lỗ chân lông dần to ra.

Nếu câu trả lời là có thì cũng đừng quá hốt hoảng. Đó không phải là dấu hiệu bệnh tật gì cả, mà chính là cơ thể bạn đang phát triển từng ngày.

Sự phát triển cơ thể tuổi dậy thì ở mỗi người sẽ khác nhau

Hầu hết chúng ta đều được chuẩn bị để đương đầu với những thay đổi thể chất ngày càng rõ rệt theo thời gian. Các cô gái ngày nay mong đợi một bộ ngực căng tròn quyến rũ, còn các chàng thì lại ước ao có được cơ thể cuồn cuộn cơ bắp.

Nhưng mỗi người sẽ trải qua những thay đổi trước, trong và sau khi dậy thì khác nhau, thậm chí đôi lúc không giống với những gì bạn mong đợi. Ví dụ, bạn bỗng chốc cao ngồng lên hoặc gầy nhom đi. Một số người chỉ mập lên tạm thời khi bước vào tuổi dậy thì, số khác thì lại cứ tăng cân mãi đến tận sau này. Một số người dù đã kiên trì ăn kiêng và tập luyện thể dục đều đặn nhưng vẫn tăng cân. Số khác thì dù ăn ngấu nghiến nhưng vẫn cứ gầy trơ xương.

Dù thế nào đi chăng nữa, sau cùng, cơ thể sẽ dần tự điều chỉnh để dần thích nghi với hoạt động của cơ thể “mới”. Quá trình thay đổi thể chất trong giai đoạn dậy thì có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi của bạn trong những năm tiếp theo.

Câu chuyện sau đây của Nga có thể làm bạn thay đổi suy nghĩ. Nga là một vũ công tài năng với trái tim nhiệt huyết theo đuổi nghề nghiệp ba lê của mẹ cô. Nhưng ở tuổi 13, Mai cao hơn và ra dáng thiếu nữ. Cô có được cơ thể tròn trịa mà nhiều cô gái mơ ước, nhưng lại không phù hợp với nghề vũ công. Bạn bè của Mai ghen tị với những đường cong của cô, nhưng Mai lại cảm thấy nặng nề và xấu hổ. Bây giờ khi đã 19 tuổi, Mai cho biết cô mất nhiều thời gian để vượt qua được những nhận thức sai lầm về cơ thể của mình, thay vì cô có thể tận hưởng và vui vẻ với cuộc sống.

Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh bản thân với cơ thể mới

Chúng ta trở nên nhạy cảm hơn khi cơ thể bắt đầu thay đổi. Điều này có thể khiến những thay đổi về thể chất ảnh hưởng không tốt đến các vấn đề cảm xúc. Rất nhiều thanh thiếu niên cứ dựa vào hình ảnh mơ ước của bản thân để áp đặt cơ thể mình phải như vậy. Tuy nhiên, nếu sự phát triển của cơ thể không như ý muốn thì vẫn là điều hoàn toàn bình thường và tốt nhất bạn nên làm quen với nó thay vì cảm thấy thất vọng về bản thân mình.

Dưới đây, Hello Bacsi sẽ mách bạn những gì bạn có thể làm để điều chỉnh về thể chất và cảm xúc trong giai đoạn “đầy biến động” này nhé.

Hãy tự nhận thức và ngừng so sánh!

Chúng ta hay có thói quen so sánh với người xung quanh, nhưng điều này hoàn toàn không tốt cho bạn. Mỗi người sẽ có cách phát triển khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Nếu bạn dậy thì sớm, đừng tự ti về chiều cao của mình. Nếu dậy thì trễ, cũng đừng vội buồn bã vì vóc dáng nhỏ con của bản thân. Tương tự như vậy, đừng so sánh mình với những người nổi tiếng hay người mẫu. Tất cả những hình ảnh đã được chỉnh sửa khéo léo trên các phương tiện truyền thông chỉ khiến bạn tự hạ thấp bản thân mình mà thôi. Quảng cáo chỉ bán những điều tưởng tượng, không phải thực tế.

Hãy yêu thương chính mình

Nghiên cứu các loại thực phẩm lành mạnh và tập thể dục là một phần của việc kiểm soát cơ thể bạn. Thêm vào đó, tập thể dục là một phương pháp để cải thiện tâm trạng. Nếu cơ thể đang thay đổi làm bạn cảm thấy buồn hay bối rối, thì việc đi dạo hoặc chơi đùa sẽ giúp bạn cảm thấy ổn hơn.

Khoảng 3/4 thanh thiếu niên từ bỏ chơi thể thao trong khoảng thời gian cơ thể đang phát triển. Thường là bởi vì những thay đổi trong cơ thể ảnh hưởng đến môn thể thao mà các bạn trẻ đang tham gia. Đôi khi họ còn bỏ chơi các môn thể thao được tổ chức trong trường trung học vì khối lượng bài học trở nên nhiều hơn hoặc bởi vì cuộc sống xã hội lấp đầy thời gian rảnh của họ. Dù lí do gì chăng nữa thì việc tập thể dục không nên ngừng lại hoàn toàn. Thay vào đó, tập yoga, tham gia lớp học võ thuật hoặc các hoạt động khác có thể giúp bạn trở nên quen thuộc hơn với cơ thể đang phát triển của mình.

Làm bạn với cơ thể

Bạn đã bao giờ có cảm giác như chính bạn còn không hiểu nhiều về cơ thể mình? Giống như bạn bè, cơ thể chúng ta đôi lúc làm ta cảm thấy thất vọng. Nhưng với một chút hoạt động và thấu hiểu, bạn sẽ vực được nó dậy trở lại. Bạn biết không, có những thứ bạn cảm thấy khó chịu với cơ thể, nhưng thực chất người khác lại không cảm thấy như vậy. Ví dụ, bạn có thể nghĩ rằng vòng eo quá khổ của bạn cực kỳ đáng chú ý vì bạn bỏ ra hàng giờ tập trung nhìn vào nó trong gương. Nhưng sự thật là, những người khác không hề cảm thấy nó có vấn đề với bạn.

Hãy tự hào về cơ thể ngay cả khi bạn không thấy như vậy!

Điều mà mọi người chú ý không phải là cơ thể bạn, mà là cách bạn thể hiện bản thân của mình như thế nào. Nếu bạn cảm thấy mình quá cao, hãy luôn tự tin và mặc những bộ váy tôn chiều cao của bạn. Nếu bạn đang tự ý thức về những nốt mụn đáng ghét trên da, đừng quá lo lắng, những phương pháp che khuyết điểm sẽ trả lại sự tự tin của bạn.
Hãy tập trung vào việc làm những điều mà bạn thích hơn là việc cứ lo lắng về những vấn đề trên cơ thể bạn. Hãy tham gia hoạt động, vui vẻ và luôn cởi mở sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với mọi người hơn là việc bạn cứ chăm chăm quan tâm đến vẻ ngoài của mình.

Nhiều những đường cong phía trước

Khi bạn bắt đầu quen với hình dáng mới, nó có thể sẽ lại thay đổi một lần nữa. Khoảng thời gian cuối độ tuổi teen và đầu những năm 20 tuổi là lúc cơ thể và tâm trí thực hiện một bước khác trong sự trưởng thành. Những thay đổi này giúp bạn trông có vẻ giống người lớn hơn, mất dần đi vẻ thanh thiếu niên.

Đây là thời điểm rất quan trọng cho những bài tập thể dục và những chế độ ăn uống lành mạnh. Thông thường, vào độ tuổi này, bạn sẽ tự chủ trong việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng cho riêng mình. Tuy nhiên, đối với những người lần đầu tiên được làm chủ chế độ dinh dưỡng của bản thân, thường họ sẽ chọn thức ăn nghèo dinh dưỡng và đồ ăn vặt nhiều béo. Do đó, họ sẽ rất dễ tăng cân, nhất là thời gian này phải dành nhiều thời gian học và ngồi một chỗ hơn là các hoạt động thể chất khác. Chú ý vào thức ăn và cách tập thể dục đồng nghĩa với việc hạn chế tăng cân. Hãy luôn yêu thương chính bản thân mình và nên nhớ cơ thể sẽ làm những điều tốt nhất khi chúng được yêu thương.

Học cách chấp nhận và trân trọng chính mình sẽ giúp xây dựng khả năng tự phục hồi nhanh cho cơ thể. Những người này có thể đối phó tốt hơn với các vấn đề trong cuộc sống và phục hồi sau những cú shock tâm lý nhanh hơn người khác.

Chấp nhận và trân trọng cơ thể bạn, đừng quá tập trung vào việc nó trông như thế nào. Hãy luôn vui vẻ và tận hưởng cuộc sống, tự hài lòng với những gì bạn đang có sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn.

Tại sao cần cung cấp canxi cho bé với lượng vừa đủ?

Canxi giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ em. Bố mẹ nên chú ý bổ sung lượng canxi hợp lý cho con.

Nhiều bậc cha mẹ vì sợ con thiếu canxi nên đã bổ sung một cách bất hợp lý, khiến trẻ gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Bố mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về vai trò của canxi để bổ sung một lượng vừa đủ cho bé.

Tại sao cần cung cấp canxi cho con với lượng vừa đủ?

Thiếu canxi khiến con bạn bị còi xương, chậm phát triển và có nguy cơ cao mắc một số bệnh khác. Các chuyên gia đã thống kê tỷ lệ còi cọc, chậm lớn ở trẻ dưới 5 tuổi là khoảng 29,3% và một trong số các nguyên nhân phổ biến là do thiếu canxi.

Trái lại, thừa canxi cũng gây ra những hậu quả xấu như táo bón, đau nhức xương và buồn nôn. Lượng canxi dư thừa tích tụ gây vôi hóa thận, giảm hấp thu các khoáng chất khác như sắt, kẽm, magiê… Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé dùng các thực phẩm bổ sung canxi bằng đường uống hay các loại ngũ cốc cho trẻ em.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), canxi và vitamin D là một cặp vi chất không thể tách rời nhau, vì vitamin D giúp cho cơ thể hấp thụ canxi. Bên cạnh việc bổ sung canxi, bố mẹ cũng nên cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để hấp thụ vitamin D hoặc cho trẻ ăn những thức ăn quen thuộc chứa nhiều vitamin D như lòng đỏ trứng, cá hồi, dầu gan cá, sữa, sữa chua…

Làm thế nào để bổ sung canxi cho con qua chế độ ăn uống?

Cách hiệu quả nhất để cung cấp canxi là thông qua sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng tự nhiên. Và các chất dinh dưỡng có giá trị nhất cho trẻ nhỏ chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kê toa và hướng dẫn cụ thể, nhằm tránh trường hợp bị thừa hoặc thiếu canxi.

Canxi được bổ sung vào cơ thể thông qua các bữa ăn hàng ngày. Một số thực phẩm giàu canxi có thể kể đến các loại hải sản như tôm, cua, hàu, cá và rau quả bao gồm rau diếp, cải bắp, cải xoăn, cần tây. Chúng giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương. Vitamin K trong rau xanh chứa osteocalcin giúp tạo canxi trong xương.

Tuy nhiên, trong thực tế, bố mẹ rất khó để tính toán chính xác số lượng canxi nạp từ bữa ăn của bé cũng như cân bằng các nhóm dưỡng chất khác trong chế độ ăn uống. Trẻ mới biết đi chỉ hấp thụ khoảng 20% lượng canxi qua chế độ ăn uống, phần còn lại sẽ được bài tiết ra ngoài. Ngoài ra, phụ huynh nên cung cấp canxi từ các sản phẩm từ sữa để giúp phát triển chiều cao và cân nặng của con trẻ.

Giống như sữa, sữa chua cung cấp canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Một hộp sữa chua chứa khoảng 110mg canxi cùng với một số chất ước lượng: 140 I.U vitamin A, 60 I.U vitamin D3, 150mcg vitamin B2, 0.45mcg vitamin B12, 90mg phốt pho, 3g chất béo. Bên cạnh vai trò cung cấp canxi, sữa chua còn giúp cân bằng hàm lượng dinh dưỡng.

Để giúp con bạn hấp thụ lượng canxi tối đa có trong sữa chua, bạn nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ. Sau 12 giờ, lượng canxi trong cơ thể sẽ giảm rất nhiều và đó là thời điểm thích hợp để cơ thể hấp thu. Hơn nữa, ăn sữa chua với probiotic cải thiện sức khỏe đường ruột bé nhờ vào việc bổ sung thêm hàng tỷ lợi khuẩn, kích thích nhu động ruột để hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Thời kỳ dậy thì ở trẻ được xem là “thời điểm vàng” để con có được sự tăng trưởng vượt bậc về cả chiều cao lẫn sức khỏe thể chất. Do đó, bạn phải chú ý đến tầm quan trọng của canxi để có biện pháp bổ sung hợp lý cho con nhé.

Vì sao bạn nên bổ sung canxi cho cơ thể?

Muốn cơ thể khỏe mạnh, ngoài việc siêng năng tập thể dục, bạn cũng nên biết cơ thể mình cần bổ sung những loại chất dinh dưỡng nào. Bên cạnh các loại vitamin, chất xơ, chất béo tốt… canxi là một phần không thể thiếu trong cơ thể mỗi người. Vì sao canxi lại quan trọng như vậy? Vì sao bạn nên bổ sung canxi?

Tốt cho xương


Hiển nhiên khi nhắc đến canxi, lợi ích đầu tiên người ta nghĩ đến là canxi giúp xương chắc khỏe ở mọi lứa tuổi. Sự kết hợp canxi cùng vitamin K, vitamin D là một trong những cách giúp cơ thể duy trì lượng khoáng chất cho xương chắc khỏe, đồng thời ngăn ngừa được các nguy cơ gãy xương, giòn xương.

Ngăn ngừa loãng xương

Bổ sung canxi là một trong những phương pháp cơ bản nhất giúp cơ thể tránh được bệnh loãng xương từ nhiều năm qua.

Ổn định đường huyết đối với những bệnh nhân cao huyết áp

Canxi có liên quan đến việc điều chỉnh chức năng tim vì nó có vai trò trong việc làm giãn mạch máu và gửi các tín hiệu thần kinh hóa học từ não đến tim. Vai trò ấy biến canxi trở thành một chất không thể thiếu trong cơ thể. Nó còn ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, huyết áp và nhịp tim.

Phòng chống bệnh ung thư

Các nhà nghiên cứu cho rằng trong canxi có các chất chống ung thư. Các chất này có ảnh hưởng đến việc tham gia và điều chỉnh sự gia tăng của tế bào trong cơ thể, sự phân biệt giữa tế bào bị bệnh và tế bào khỏe mạnh, loại bỏ các tế bào nhiễm bệnh ung thư.

Hỗ trợ chức năng của cơ và hệ thần kinh

Canxi có liên quan đến việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh trong não. Điều đó cũng có ảnh hưởng đến các dây thần kinh và việc chuyển động các múi cơ trên cơ thể.

Bổ sung canxi giúp bạn giảm cân

Một số nghiên cứu cho thấy canxi có thể giúp nhiều người giảm cân trong thời gian dài. Bổ sung canxi kết hợp với vitamin D cũng là cách giúp cơ thể duy trì cân nặng lý tưởng.

Ăn các loại thực phẩm giàu canxi giúp bạn giảm được phần nào cảm giác thèm ăn. Khi bị thiếu canxi, bạn rất hay đói, dẫn đến việc ăn nhiều dễ gây béo phì.

Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Vitamin D và canxi là hai chất ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào tuyến tụy, sự tiết insulin và lượng đường trong máu. Canxi là thành phần thiết yếu trong quá trình hình thành tế bào xảy ra ở các mô có chứa insulin như mô cơ xương và mô mỡ.

Canxi giúp chắc khỏe răng

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, bổ sung canxi cho bé yêu cũng là trách nhiệm của nhiều bậc phụ huynh. Canxi chiếm 90% trong xương và răng của trẻ. Canxi là loại khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của mầm răng và cho sự phát triển cốt hóa các sụn đầu xương dài.

Cơ thể chúng ta không tự sản xuất canxi, vì thế mỗi người cần bổ sung canxi theo chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu cơ thể không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, các vấn đề về sức khỏe có thể “đe dọa” bạn bất cứ lúc nào. Vì thế, hãy bổ sung canxi cho bản thân cũng như những thành viên trong gia đình ngay từ bây giờ nhé.

Bổ sung canxi trong chế độ ăn uống của bé

Trong suốt thời thơ ấu và niên thiếu, cơ thể bé sử dụng canxi để có được bộ xương chắc khỏe. Đây là một quá trình kéo dài và hoàn thiện vào cuối thời niên thiếu của bé. Canxi trong xương sẽ bắt đầu giảm ở tuổi trưởng thành và xương sẽ mất dần khi về già. Khi bé có đủ canxi và vận động cơ thể đầy đủ trong suốt thời thơ ấu và tuổi thiếu niên, bé sẽ có được bộ xương cứng cáp khi đạt đến tuổi trưởng thành.

Canxi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm rằng cơ bắp và dây thần kinh làm việc tốt cũng như hormone và enzyme trong cơ thể bé được giải phóng. Vì vậy, nếu nồng độ canxi trong máu quá thấp, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để bù vào sự thiếu hụt này.

Tác hại của thiếu canxi

Nếu trẻ vị thành niên, đặc biệt là các bé gái, có chế độ ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển xương, con bạn sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh loãng xương và nguy cơ gãy xương của bé cũng sẽ tăng cao.

Trẻ nhỏ không được bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ (loại vitamin này giúp hấp thu canxi) sẽ có nguy cơ mắc bệnh còi xương cao. Còi xương là căn bệnh làm xương mềm đi, tăng trưởng kém hơn và đôi khi gây nên các cơn đau cơ bắp và cảm giác yếu nhược ở bé.

Nhu cầu canxi của con bạn là bao nhiêu?

  • 1–3 tuổi : 700 mg mỗi ngày
  • 4–8 tuổi: 1.000 mg mỗi ngày.

Con bạn không nhất thiết phải hấp thụ đủ lượng canxi khuyến nghị mỗi ngày. Thay vào đó, bạn hãy đặt ra mục tiêu trung bình cho vài ngày hoặc một tuần cho bé.

Nguồn thực phẩm bổ sung canxi


Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua và phô mai là những nguồn cung cấp canxi tốt nhất. Tuy vậy bạn cũng có thể tìm thấy canxi ở một số nguồn mà bạn không ngờ tới. Sau đây là một số loại thực phẩm giàu canxi mà bé có thể thử:
60g đậu phụ thô có chứa 217 mg calcium sulfate. Hàm lượng canxi trong đậu phụ rất khác nhau và tùy thuộc vào cách nó được chế biến. Để biết được lượng canxi chính xác, hãy kiểm tra nhãn sản phẩm
  • 120g sữa chua: 207 mg
  • 120g sữa chua trái cây: 122–192 mg
  • 120g nước cam được tăng cường canxi: 133–250 mg
  • 60g phô mai ricotta: 167 mg
  • 120 ml sữa: 150 mg
  • 120 ml sô-cô-la sữa: 144 mg
  • 120g sữa chua vani đông lạnh: 102 mg
  • 15g phô mai cheddar: 102 mg
  • 1 lát bánh mì làm từ bột nguyên hạt: 24 mg
  • 15g phô mai mozzarella: 103 mg
  • 60g rau cải: 66 mg
  • 60g bánh pudding tự làm (từ hỗn hợp hay sơ chế): 76 mg
  • 1 muỗng canh bơ hạt mè: 64 mg
  • 60g củ cải xanh: 50 mg
  • 60g cải bó xôi: 60 mg
  • 120g ngũ cốc giàu canxi (ăn liền): 51 mg
  • 120g đậu nành uống giàu canxi: 40 đến 250 mg.

Lượng canxi trong cùng một loại thực phẩm đôi khi rất khác biệt tùy thuộc vào thương hiệu và kích thước của các loại thực phẩm. Trẻ em có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn lượng canxi cần trên lý thuyết, tùy thuộc vào độ tuổi và khẩu vị của trẻ. Vậy nên hãy ước tính hàm lượng dinh dưỡng thật phù hợp cho con bạn.

Các loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi đôi khi có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe. Ví dụ, bổ sung canxi quá định lượng có thể tăng cao nguy cơ bị bệnh sỏi thậntáo bón của bé.

Bạn nên lưu ý: Nếu con bạn rất thích uống sữa thì hãy chắc chắn rằng bé không nạp quá nhiều calo từ sữa hay uống quá nhiều sữa dẫn đến mất cảm giác ngon miệng đối với các thực phẩm lành mạnh khác.

6 khám phá về canxi có thể làm bạn bất ngờ

Bạn có biết rằng canxi chiếm khoảng 1,5 đến 2% trọng lượng cơ thể? Cơ thể người cần hấp thụ tối thiểu 1.000 mg canxi mỗi ngày. Canxi là một chất rất cần thiết cho các chức năng của cơ thể. Dưỡng chất này không chỉ giúp bảo vệ xương mà còn giúp bạn kiểm soát tình trạng sức khỏe. Dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học thì canxi là một khoánag chất đa dụng, giúp ích rất nhiều cho việc tăng cường sức khỏe. Sau đây là 7 sự thật về canxi có lẽ bạn chưa biết.

Canxi không chỉ có ở trong sữa

Bên cạnh sữa, chúng ta có thể lấy canxi từ đâu? Có lẽ lúc nhỏ bạn thường được bảo rằng phải uống sữa để cung cấp đủ canxi nhưng thật ra để hấp thu canxi thì không nhất thiết phải từ các sản phẩm chế biến từ sữa. Một ly sữa 237 ml sẽ cung cấp khoảng 300 mg canxi nhưng 150 g rau cải xanh đông lạnh có hàm lượng canxi đến 357 mg và 150 g rau bina đông lạnh cũng chứa 291 mg canxi. Một số loại thực phẩm khác cũng chứa hàm lượng cao khoáng chất này như cá hồi, thịt bò…

Cơ thể chúng ta có hàm lượng canxi nhiều hơn các khoáng chất khác

Canxi là một nguyên tố cơ bản trong quá trình duy trì sự sống. Do đó, cơ thể con người chứa hàm lượng canxi nhiều hơn bất kỳ các loại khoáng chất nào khác. 99% lượng canxi trong cơ thể chúng ta được dự trữ trong răng và xương. Phần còn lại tồn tại trong máu, cơ và các tế bào khác của cơ thể.

Canxi và vitamin D là “cặp đôi hoàn hảo”

Nếu được sử dụng đúng liều lượng thì cả canxi và vitamin D đều có thể phát huy tất cả các công dụng của mình. Vitamin D rất có ích trong việc hấp thụ lượng canxi thích hợp cho cơ thể người. Loại vitamin này sẽ chuyển đổi thành một loại hormone sản xuất protein đường ruột cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi. Vitamin D cũng như canxi ảnh hưởng rất nhiều đến các quá trình trao đổi chất quan trọng trong cơ thể người và cực kì cần thiết cho việc duy trì sự sống. Hơn thế nữa, sự kết hợp của hai loại khoáng chất và vitamin này có khả năng làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống ở phụ nữ.

Hàm lượng canxi quá cao có thể gây hại cho tim

Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc hấp thụ hàm lượng canxi cao gấp đôi bình thường có nguy cơ dẫn đến đột tử vì bệnh tim ở phụ nữ. Chẳng những việc tiêu thụ hơn 1.400 mg canxi mỗi ngày gây nguy hiểm cho nữ giới mà đàn ông cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự. Vì thế, dù khoáng chất này rất tốt cho cơ thể nhưng bạn cũng không nên hấp thụ quá nhiều.

Canxi có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Canxi có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng kinh, mệt mỏi hay tâm trạng xuống dốc. Một nghiên cứu được thực hiện trên 466 phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi. Họ sẽ hấp thụ 1200 mg canxi mỗi ngày và kết quả cho thấy rằng hơn 50% trong số đó cảm thấy các triệu chứng tiền kinh nguyệt giảm nhẹ đáng kể.

Canxi giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng khác

Ngoài tầm quan trọng của chính nó, canxi còn giúp tối ưu hóa sức khỏe của bạn thông qua việc vận chuyển các chất dinh dưỡng qua màng tế bào đến những cơ quan đang cần nhất. Canxi đóng vai trò như một “trợ lý” của cơ thể, giúp mọi dưỡng chất bạn hấp thu đều có thể đến được với nơi chúng cần đến.

Canxi tuyệt đối quan trọng đối với sức khỏe của bạn, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đang nhận đủ mỗi ngày. Khi cảm thấy xương đau nhức, bạn nên đi khám bác sĩ vì có thể do căn bệnh nghiêm trọng khác chứ không đơn thuần là do thiếu canxi.

Bạn đã hiểu hết về canxi?

Có lẽ bạn luôn nghĩ rằng canxi chỉ có ích cho xương, nhưng thực sự nó còn mang tới nhiều lợi ích cho cơ, tim và các cơ quan khác nữa mà bạn vẫn chưa khám phá ra đấy!

Canxi rất quan trọng đối với răng, sự đông máu, điều tiết sự co cơ và nhịp tim. Canxi là một chất bạn cần ngay từ khi sinh ra cho đến khi bạn già. Vậy canxi đóng vai trò gì trong cơ thể bạn và bạn cần bao nhiêu canxi là đủ?

Vai trò của canxi trong cơ thể của là gì?

Canxi là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể chúng ta hoạt động bình thường. Dưới đây là các chức năng chính của canxi trong cơ thể của chúng ta:
  • Xương: xương của chúng ta luôn được phá hủy và thay mới liên tục. Canxi là chất cần thiết cho quá trình tái tạo lại xương;
  • Tim: Canxi kiểm soát khả năng co bóp của tim, từ đó bơm máu cho phần còn lại của cơ thể của bạn và đồng thời canxi cũng tạo ra nhịp tim của bạn;
  • Thần kinh: Canxi có thể hoạt động như một thuốc an thần tự nhiên với vai trò làm bình tĩnh hệ thần kinh của bạn lại và làm giảm đau;
  • Đông máu: Canxi kích hoạt một loạt các phản ứng để hình thành một nút chận tiểu cầu, một thành phần trong máu có tác dụng để cầm máu.

Khoảng 99% lượng canxi trong cơ thể của chúng ta nằm ở xương và răng. Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta không ngừng tích lũy lượng canxi trong cơ thể và đạt đỉnh điểm vào khoảng năm 25 tuổi. Khi chúng ta già, mức canxi bắt đầu giảm. Lý do cho sự suy giảm tự nhiên này là bởi vì nó được tiết ra khỏi cơ thể qua mồ hôi, các tế bào da, và chất thải. Ngoài ra, đối với những phụ nữ trung niên, sự hấp thu canxi có xu hướng giảm do lượng estrogen giảm.

Mức độ hấp thụ canxi có thể thay đổi tùy thuộc vào chủng tộc, giới tính và độ tuổi. Những người có chế độ ăn ít canxi trước 20 hoặc 25 tuổi sẽ có nguy cơ loãng xương. Uống bổ sung canxi có thể giúp quá trình tái tạo xương diễn ra mạnh mẽ.

Trong cơ thể của chúng ta, xương có nhiều canxi nhất vì chúng hoạt động như là nơi lưu trữ canxi, và sẵn sàng tiết ra canxi khi cơ thể của bạn cần đến nó.

Bạn cần bao nhiêu canxi?



Viện Y học đã đặt ra một lượng canxi vừa đủ cho mỗi người. Và các bác sĩ khuyến khích bạn nên hấp thụ đủ số này từ nguồn thực phẩn hằng ngày. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải uống bổ sung canxi để có được số lượng canxi đủ để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, các bác sĩ có thể khuyên dùng theo liều dưới đây hoặc cao hơn.
  • 0-6 tháng: 200 mg;
  • 7-12 tháng: 260 mg;
  • 1-3 tuổi: 700 mg;
  • 4-8 tuổi: 1.000 mg;
  • 9-13 tuổi: 1.300 mg;
  • 14-18 tuổi: 1.300 mg;
  • 19-50 tuổi: 1.000 mg;
  • 51-70 tuổi: 1.000 mg;
  • 71+ tuổi: 1.200 mg.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bà mẹ mang thai được khuyến cáo phải hấp thụ 1.500 đến 2.000 mg mỗi ngày, bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ cho đến cuối thai kỳ. Điều này là để ngăn ngừa tiền sản giật, một tình trạng xuất hiện trong thời kỳ mang thai gây ra cao huyết áp dẫn đến nhiều tác hại cho em bé.

Khả năng hấp thụ canxi tối đa là lượng canxi một người hấp thụ vào mà vẫn khỏe mạnh, đó là 2.500 mg/ ngày cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.

Nói chung, tốt nhất bạn nên uống thuốc bổ sung canxi trong khi ăn. Để hấp thụ canxi được hiệu quả, bạn không nên dùng quá 500 mg canxi một lúc. Bạn có thể chia thành những liều nhỏ hơn và dùng cả ngày, thường là ba lần trong các bữa ăn. Để cơ thể có thể sử dụng canxi, bạn cũng cần phải có đủ vitamin D.

Khi nào bạn nên bổ sung canxi?



Ngay khi hệ tiêu hóa của bạn cũng như nguồn thức ăn hằng ngày không có vấn đề gì, thì trong một số trường hợp bạn cũng có thể thiếu canxi, ví dụ như:
  • Ăn chay;
  • Không dung nạp đường lactose và các loại sữa;
  • Tiêu thụ một lượng lớn protein hoặc natri, chúng sẽ làm cơ thể tiết ra nhiều canxi;
  • Bệnh loãng xương;
  • Điều trị lâu dài với corticosteroid;
  • Có các bệnh về hệ tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ canxi, chẳng hạn như bệnh viêm ruột, bệnh celiac;
  • Phụ nữ tuần thứ 20 của thai kỳ.

Trong những tình huống này, bạn có thể sử dụng thuốc bổ sung canxi để giúp đáp ứng nhu cầu canxi của bạn. Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng để xác định việc uống thuốc bổ sung canxi có cần thiết hay không.

Làm thế nào để bổ sung canxi?



Cơ thể bạn không thể tạo ra canxi, do đó bạn cần phải hấp thu nó từ những nguồn bên ngoài. Có thể là qua các loại thuốc hoặc thực phẩm. Canxi có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm:
  • Các sản phẩm sữa, phô mai, sữa chua;
  • Các loại rau lá xanh đậm, như bông cải xanh và cải xoăn;
  • Cá có xương mềm ăn được, chẳng hạn như cá mòi và cá hồi đóng hộp;
  • Những loại thực phẩm và đồ uống được tăng cường canxi, chẳng hạn như các sản phẩm đậu nành, ngũ cốc và các loại nước ép trái cây.
Cơ thể bạn không thể hấp thụ nhiều canxi cùng một lúc. Vì vậy, việc cung cấp canxi bằng thực phẩm sẽ tốt hơn so với việc uống thuốc. Ngoài ra bạn cần vitamin D để hấp thụ canxi tốt hơn. Hầu hết các loại thực phẩm giàu canxi và các loại thuốc bổ sung canxi có một lượng nhỏ vitamin D, ngoài ra bạn có thể hấp thụ thêm vitamin D từ cá hồi, sữa và lòng đỏ trứng. Bạn cũng có thể nhận được vitamin D từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Đừng để thiếu canxi khi mang bầu

Canxi là một nguyên tố hóa học vô cùng quan trọng và cần thiết cho mọi sinh vật sống, bao gồm cả con người. Canxi giúp phát triển và duy trì xương chắc khỏe, bên cạnh đó, canxi còn giúp kết nối giữa não và các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Tại sao canxi lại rất quan trọng cho mẹ và bé?


Khi bạn mang thai, thai nhi cần có canxi để xương và răng chắc khỏe, phát triển tim, giúp dây thần kinh, cơ bắp khỏe mạnh, giúp điều hòa nhịp tim và khả năng đông máu bình thường. Nếu bạn không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết từ chế độ ăn uống hằng ngày, em bé sẽ lấy canxi từ xương bạn, dẫn đến sức khỏe của bạn sau này sẽ yếu đi.

Khi nào bạn nên bổ sung canxi cho cơ thể?


Lượng canxi cần bổ sung có thể phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe:
Nữ giới trên 18 tuổi: 1.000 mg một ngày trước, trong và sau khi mang thai;
Nữ giới từ 18 tuổi trở xuống: 1.300 mg một ngày.

Hầu hết phụ nữ đều không bổ sung đủ khoáng chất quan trọng này. Một ngày, bạn nên ăn đủ 4 phần thực phẩm giàu canxi hoặc các sản phẩm làm từ sữa. Những sản phẩm này có thể giúp bạn bổ sung đủ lượng canxi cần thiết.

Ngay cả sau khi sinh con và đã cho con bú xong, bạn cũng cần quan tâm đến hàm lượng canxi trong chế độ ăn bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày để giúp xương chắc khỏe và tránh các nguy cơ bị loãng xương sau này.

Nếu bạn đang uống vitamin bổ sung trong thai kỳ, lượng vitamin này có thể cung cấp ít nhất 150 – 200 mg canxi cho bạn. Bạn có thể thử bổ sung thêm canxi, nhưng hãy nhớ rằng cơ thể của bạn chỉ có thể hấp thu khoảng 500 mg canxi một lần. Vì vậy, bạn nên bổ sung canxi ở liều nhỏ, nhiều lần trong ngày.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng canxi. Quá nhiều canxi có thể gây táo bón, làm tăng nguy cơ sỏi thận, cản trở sự hấp thụ sắt và kẽm. Hãy đảm bảo răng tổng lượng canxi từ thức ăn, thuốc bổ sung dinh dưỡng, và nước không vượt quá 2.500 mg. (Nước máy thường chứa từ 1 đến 135 mg canxi mỗi lít, nước khoáng đóng chai chứa trung bình 208 mg mỗi lít và nước tinh khiết đóng chai thường chỉ chứa một lượng rất nhỏ).

Bạn có thể bổ sung nhiều loại canxi khác nhau như canxi citrate và canxi cacbonat. Canxi citrate là loại canxi cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng nhất. Canxi cacbonat cung cấp nhiều canxi nhất, nhưng đòi hỏi dạ dày phải tiết axit nhiều hơn để hòa tan, vì vậy tốt nhất bạn hãy dùng các loại thuốc bổ sung canxi cacbonate giữa bữa ăn. Canxi citrate thì ngược lại, không cần nhiều axit ở dạ dày để có thể hòa tan, vì vậy bạn có thể uống những loại thuốc này mà không cần kèm với thức ăn. Những người dùng thuốc trị ợ nóng và thuốc làm giảm axit dạ dày nên dùng canxi citrate.

Ngoài ra, một số thuốc bổ sung canxi có thể chứa một lượng chì nhỏ và có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, hãy ưu tiên sử dụng những loại thuốc không chứa chì.

Các nguồn thực phẩm bổ sung canxi


Canxi có trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống khác nhau. Các chuyên gia cũng khuyến khích rằng chúng ta nên bổ sung canxi từ nhiều nguồn khác nhau.

Dưới đây là các loại thực phẩm và đồ uống giàu canxi:
Sữa;
Phô mai;
Sữa chua;
Rong biển;
Các loại hạt, bao gồm cả hạt hồ trăn, vừng, hạnh nhân, hạt phỉ;
Các loại đậu;
Quả sung;
Bông cải;
Rau bina;
Đậu phụ;
Các loại ngũ cốc ăn sáng có bổ sung thêm canxi;
Các loại thức uống như sữa đậu nành và các loại nước ép trái cây;
Vỏ trứng nghiền – vỏ trứng có thể được nghiền thành bột và cho vào các loại thực phẩm và thức uống.

Ngoài canxi, bạn cũng có thể cần bổ sung iốt, sắt, hay vitamin D để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.

Khám phá mới về canxi và bệnh loãng xương

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng căn bệnh này là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Bạn có thể phòng ngừa bệnh này thông qua chế độ ăn uống của mình, đặc biệt là bổ sung canxi trong các bữa ăn.

Mối liên quan giữa canxi và loãng xương


Canxi cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như làm cho xương bạn chắc khỏe. Nó là loại khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng. Cơ thể bạn sử dụng canxi để cấu tạo nên xương và răng, giúp cho quá trình đông máu, điều hòa nhịp tim, hoạt động của cơ và hệ thần kinh. Nếu bạn không hấp thu đủ lượng canxi từ quá trình ăn uống, cơ thể bạn sẽ phải lấy canxi từ xương để đảm bảo cho hoạt động của tế bào, chính vì vậy sẽ làm yếu xương hay loãng xương. Thiếu canxi còn làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề như dễ cáu gắt, lo âu, trầm cảm và mất ngủ. Theo ước tính có 50% số phụ nữ trên 50 tuổi sẽ có nguy cơ bị gãy xương do loãng xương.

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng do sự mất khối lượng xương. Do xương bị yếu đi, dẫn đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng như không có khả năng đi lại nữa. Những người bị loãng xương thường không hồi phục được sau khi bị té ngã và đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ hai ở phụ nữ ở lứa tuổi 60 trở lên. Đàn ông cũng có nguy cơ về bệnh loãng xương tuy nhiên thời gian thường sau 5-10 năm so với phụ nữ. May mắn thay, căn bệnh này có thể phòng ngừa được và cung cấp đầy đủ canxi trong chế độ ăn uống là cách đơn giản nhất để bạn có thể bắt đầu ngừa loãng xương.

Bạn có nguy cơ bị loãng xương không?


Tổ chức Loãng xương Thế giới đã đưa ra các yếu tố nguy cơ của căn bệnh này, bao gồm:
Tuổi tác: Khi tuổi càng cao nguy cơ bị loãng xương càng cao, xương của bạn sẽ yếu đi và mật độ xương ít dày đặc hơn;
Giới tính: Đàn ông cũng có thể mắc bệnh loãng xương nhưng tình trạng này phổ biến ở phụ nữ hơn. Phụ nữ bị mất xương nhanh hơn nam giới do những thay đổi nội tiết tốt liên quan đến thời kì mãn kinh;
Tiền sử bản thân/ gia đình: Nếu như mẹ của bạn có tiền sử gãy xương cột sống, bạn có nguy cơ cao bị loãng xương. Nếu bạn từng bị gãy xương, bạn cũng sẽ có nguy cơ lớn bị gãy xương trong tương lai;
Chủng tộc: Phụ nữ châu Á và da trắng có nguy cơ bị loãng xương cao hơn sao với phụ nữ Mỹ gốc Phi và gốc tây ban nha (mặc dù họ cũng vẫn có nguy cơ loãng xương);
Trọng lượng cơ thể và cấu trúc xương: Nếu bạn có xương nhỏ và nhẹ, bạn sẽ có nguy cơ loãng xương cao hơn;
Thời kỳ mãn kinh/ kinh nguyệt: Mãn kinh sớm sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Những phụ nữ không có kinh nguyệt do chán ăn/ăn uống vô độ/tập thể dục quá mức cũng có thể bị mất mô xương và loãng xương;
Lối sống: Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, không cung cấp đủ canxi, tập thể dục ít cũng là những nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh;
Thuốc/Các bệnh mãn tính: Thuốc dùng để điều trị các bệnh mãn tính như thấp khớp, rối loạn nội tiết (nhược giáp), động kinh và bệnh đường tiêu hóa có thể có tác dụng phụ làm tổn thương đến xương và dẫn đến loãng xương.

Làm sao để cơ thể bổ sung canxi?


Cơ thể của bạn hấp thu canxi từ nhiều cách khác nhau. Cách đầu tiên cũng như tốt nhất chính là thông qua đường ăn uống. Nếu như không thể hấp thu được qua đường ăn uống hàng ngày, bạn có thể bổ sung bằng cách uống thuốc để bổ sung. Nếu như bạn không hấp thụ đủ canxi từ thực phẩm và thuốc, cơ thể bạn phải lấy canxi được dự trữ từ xương. Vậy nên chế độ ăn là rất quan trọng, bạn cần cố gắng bổ sung thêm canxi ở lượng vừa đủ.

Loãng xương là một căn bệnh phổ biến. Vì thế bạn nên có một chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng phù hợp để phòng tránh căn bệnh này nhé!

Loãng xương – hiểu đúng để điều trị đúng

Loãng xương là căn bệnh khá phổ biến và phức tạp không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn ở giới trẻ. Vậy đâu là phương pháp giúp bạn điều trị loãng xương hiệu quả?

Bệnh loãng xương là một căn bệnh rất phức tạp và các bác sĩ vẫn đang phải tìm hiểu thêm về nó vì các thông tin nghiên cứu liên quan đến căn bệnh này liên tục thay đổi. Dưới đây là một số điều mà bạn nên lưu ý về bệnh loãng xương.

Không chỉ có phụ nữ mới cần lo lắng về căn bệnh này


Sự thật là chứng loãng xương ảnh hưởng nhiều đối với phụ nữ hơn là nam giới. Theo thống kê, khoảng 80% những bệnh nhân mắc bệnh này là nữ, 20% là nam giới.

Ngoài ra, phần lớn phái mạnh đang điều trị bệnh thiếu xương, một bệnh làm giảm mật độ xương và nếu không được chữa trị kịp thời nó có tiến triển thành bệnh loãng xương.

Nên kết hợp các sản phẩm chức năng cùng với thực phẩm bổ sung vitamin D và canxi


Bạn nên bổ sung canxi và vitamin D bằng bất cứ cách nào mà bạn có thể. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu cho thấy cơ thể chúng ta không thích hợp cho việc dùng thực phẩm chức năng quá thường xuyên. Vì thế, ngoài việc hấp thụ những loại sản phẩm bổ sung canxi và vitamin D, bạn nên có thói quen tiêu thụ các thực phẩm chứa hai loại dưỡng chất thiết yếu này như sữa, sữa chua, ngũ cốc hay sữa đậu nành. Trên thực tế thì những thực phẩm này giúp bạn bổ sung các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn nhiều so với các loại thực phẩm chức năng. Hơn nữa, vì thành phần cấu tạo của xương bao gồm chất đạm, canxi cũng như là các loại khoáng chất nên những chế độ dinh dưỡng cung cấp chất đạm và phốt pho cũng như các loại chất dinh dưỡng khác rất cần thiết để cho xương chắc khỏe.
Bạn vẫn cần bổ sung canxi và vitamin D trong quá trình điều trị loãng xương

Bạn có thể cho rằng thuốc mà bạn đang uống để điều trị bệnh loãng xương có chứa canxi và vitamin D nhưng thực tế không hẳn là vậy. Những loại thuốc này giúp phòng ngừa mất xương nhưng chúng không cung cấp những nguyên liệu thô, canxi và phốt pho giúp tạo nên chất khoáng cho xương. Bạn nên có một chế độ dinh dưỡng giàu canxi ngay cả khi bạn đang dùng thuốc điều trị và bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc có nên uống thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D và canxi hay không.

Không bao giờ là quá trễ để điều trị loãng xương

Nhiều người sau khi được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương thường buồn bã và không muốn điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị có thể giúp ích rất nhiều trong việc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và hạ thấp nguy cơ gây rạn xương.

Trên thị trường có rất nhiều những loại thuốc điều trị bệnh loãng xương, ví dụ như bisphosphonate. Bạn có thể hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương thông qua một chế độ dinh dưỡng và tập thể dục phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giúp làm chậm hoặc ngưng quá trình mất xương, tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Thiếu xương cũng có thể dẫn đến gãy xương

Đối với những phụ nữ vừa mãn kinh thì thiếu xương làm tăng nguy cơ nứt gãy xương nhưng nguy cơ này không cao như loãng xương. Tuy nhiên khi lớn tuổi hơn, khả năng thiếu xương dẫn đến gãy xương là rất cao.

Thực tế, phần lớn những trường hợp gãy xương xảy ra ở những bệnh nhân mắc chứng thiếu xương. Nếu như bác sĩ chẩn đoán là bạn mắc chứng thiếu xương, bạn nên điều trị bằng những phương pháp phù hợp để tránh bệnh diễn tiến xấu hơn.

Mật độ xương không thay đổi không có nghĩa là thuốc điều trị mất tác dụng


Phần lớn thuốc điều trị bệnh loãng xương thường không tạo thêm xương mà chỉ làm giảm lượng xương mất đi. Do đó nếu bạn đi chụp xương sau một vài năm uống thuốc điều trị loãng xương và chỉ số T (đơn vị đo mật độ xương) không thay đổi thì điều đó không có nghĩa là thuốc không có tác dụng. Nói một cách khác, miễn là chỉ số T của bạn vẫn ổn định và không giảm đi thì thuốc mà bạn uống vẫn đang phát huy tác dụng.

Những loại thuốc này làm cho xương thêm chắc khỏe và có tác dụng khá nhanh trong vòng một năm. Cho dù chúng không tạo ra một sự thay đổi quá nhanh chóng trong việc làm tăng mật độ xương nhưng có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương đáng kể.

Nói tóm lại, nếu bạn muốn giữ cho cơ thể khỏe mạnh thì nên chú ý giữ cho xương rắn chắc. Thậm chí ngay cả khi bạn đã mắc bệnh loãng xương thì bạn vẫn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ và áp dụng những chế độ dinh dưỡng giàu canxi để giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Các cách điều trị bệnh loãng xương hiệu quả cho người lớn tuổi

Mặc dù chúng ta không thể đẩy lùi hoàn toàn bệnh loãng xương nhưng vẫn có nhiều cách để kiểm soát nó và khá hiệu quả cho người lớn tuổi.

Một số phương pháp điều trị bệnh loãng xương bạn có thể làm mỗi ngày là áp dụng chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể cho bạn uống thuốc để điều trị. Các nguồn thực phẩm cung cấp canxi bao gồm: sữa không béo, sữa chua ít béo, sữa có nguồn gốc từ thực vật hoặc nước cam ép được bổ sung canxi, bông cải xanh, bông cải trắng, cá hồi, đậu hũ và các loại rau lá xanh.

Chúng ta cần bao nhiêu canxi mỗi ngày?

1,000 miligam canxi mỗi ngày đối với người trong độ tuổi từ 19-50 tuổi;
1,200 miligam mỗi ngày đối với phụ nữ từ 51 tuổi trở lên hoặc nam giới từ 71 tuổi trở lên.

Nguồn canxi tốt nhất là từ thực phẩm. Nếu bạn muốn dùng thực phẩm chức năng bổ sung canxi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem việc uống thêm thuốc có gây ảnh hưởng gì cho cơ thể bạn không. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn uống bổ sung canxi ngoài các loại thuốc chữa bệnh đang dùng.

Để giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm hoặc thuốc bổ, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bổ sung thêm vitamin D. Bạn có thể hấp thụ vitamin D từ các loại thực phẩm bổ sung và ánh sáng mặt trời. Nhưng nếu bạn đã lớn tuổi hoặc trời đang vào mùa đông, thì bạn sẽ khó hấp thu vitamin D hơn. Lúc đó bạn nên dùng thêm thuốc bổ, nhưng đừng nên dùng quá nhiều vì nó có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu cơ thể bạn có hàm lượng vitamin D thấp thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc cho bạn.

Tại nhà, bạn cũng có thể tăng cường hấp thu nhiều canxi hơn bằng một số cách rất dễ dàng. Ví dụ, bạn có thể thêm sữa bột không béo vào thực đơn ăn uống mỗi ngày bên cạnh súp, món ninh và món hầm. Mỗi muỗng cà phê sữa bột không béo sẽ bổ sung khoảng 20 miligam canxi vào chế độ ăn uống của bạn.

Bạn có thể làm món canh thịt hầm hoặc “xương hầm” từ các loại thịt như thịt gà? Thêm một chút giấm vào nước canh để giấm tách một phần canxi ra khỏi xương giúp bạn có một nồi canh súp bổ sung canxi.

Những thực phẩm bạn cần tránh


Trong chế độ ăn uống của mình, bạn không nên ăn quá nhiều phốt pho vì nó có thể làm giảm mật độ xương. Thực phẩm có hàm lượng phốt pho cao gồm có: thịt đỏ, nước giải khát và những thực phẩm bổ sung phốt phát.

Ngoài ra, không nên uống quá nhiều thức uống có cồn hoặc caffeine. Chúng sẽ làm giảm lượng canxi cơ thể bạn hấp thụ được.

Nhằm hạn chế tình trạng hormone estrogen (nội tiết tố nữ) bị giảm mạnh từ sau khi mãn kinh – giúp ngăn ngừa chứng loãng xương, các chuyên gia sức khỏe khuyên phụ nữ sau khi mãn kinh nên ăn nhiều thực phẩm cung cấp estrogen nguồn gốc thực vật, đặc biệt là đậu phụ, sữa đậu nành và các sản phẩm khác từ đậu nành. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy những thực phẩm này giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình loãng xương.

Tập thể dục


Hãy biến các môn thể thao “cần nhiều sức” như chạy, đi bộ, quần vợt, khiêu vũ, leo cầu thang, aerobic và cử tạ thành một thói quen. Tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng mật độ xương của bạn giúp xương bạn chắc khỏe hơn.

Hãy tập thể dục thể thao ít nhất ba lần một tuần, từ 30 đến 45 phút.

Mặc dù đạp xe và sử dụng máy tập thể dục rất tốt cho tim mạch nhưng đây chưa phải là lựa chọn tốt nhất để giúp bạn điều trị loãng xương, bởi vì chúng không tạo đủ áp lực cho xương của bạn. Vì vậy, người bị loãng xương vẫn có thể tập những bài tập này để tốt cho tim mạch, nhưng tốt hơn hãy luyện các bài tập làm chắc khỏe xương.

Bỏ thuốc lá

Lý do bạn nên bỏ thuốc lá khá đơn giản: những phụ nữ hút thuốc thường có mật độ xương thấp hơn những người không hút thuốc. Hút thuốc lá cũng khiến bạn dễ gãy xương hơn.
Điều trị bằng thuốc

Có thể bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bạn để điều trị bệnh loãng xương.


Một số loại thuốc sẽ làm cho quá trình giảm mật độ xương chậm lại. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại thuốc làm giảm chứng loãng xương gồm có:
Alendronate (Fosamax);
Ibandronate (Boniva);
Risedronate (Actonel, Atelvia).

Mỗi năm một lần bạn cũng nên truyền axit zoledronic (Reclast). Loại thuốc này giúp tăng cường độ cứng của xương và giảm nguy cơ gãy xương hông, xương sống, xương cổ tay, xương cánh tay, xương chân và xương sườn.

Một loại thuốc khác trị loãng xương là Raloxifene (Evista) có công dụng như estrogen trong việc duy trì khối lượng xương. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc này không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư tử cung như estrogen nhưng Evista có thể tạo ra các cục máu đông và thường gây cảm giác nóng bừng.

Một loại thuốc khác gọi là Teriparatide (Forteo) điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và cho nam giới có nguy cơ gãy xương cao. Đây là dạng nhân tạo của hoocmon tuyến cận giáp. Thuốc này dùng mỗi ngày trong vòng 24 tháng. Tác dụng phụ của nó bao gồm buồn nôn, chân bị chuột rút và chóng mặt. Các bác sĩ chỉ kê cho bạn loại thuốc này khi thấy bạn sẽ gặp nhiều lợi ích hơn là rủi ro, và nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư xương thì tuyệt đối không nên dùng thuốc này.

Cũng có một loại thuốc sinh học điều trị bệnh loãng xương là Denosumab (Prolia). Nó sẽ chấm dứt quá trình rạn nứt xương. Thuốc này dùng mỗi 6 tháng. Đây là một lựa chọn thích hợp dành cho phụ nữ mãn kinh bị loãng xương và có nguy cơ gãy xương cao, hoặc khi các loại thuốc loãng xương khác không có hiệu quả.

Liệu pháp thay thế hormone (HRT) có hiệu quả hay không?

Liệu pháp thay thế hoocmôn (HRT) thời kỳ mãn kinh – hoặc là chỉ thay thế estrogen hoặc là kết hợp estrogen với progestin – được biết là giúp bảo vệ xương và ngăn ngừa gãy xương. Thuốc Duavee (estrogen và bazedoxifene) là một loại HRT điều trị chứng nóng bừng liên quan đến mãn kinh. Nó cũng có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương ở những phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao đã thử liệu pháp điều trị không bao gồm estrogen. Tuy nhiên bác sĩ sẽ không kê thuốc này chỉ để điều trị loãng xương bởi vì nó gây nhiều nguy cơ khác. Ở những phụ nữ đã từng được điều trị HRT và đã ngưng sau đó, mật độ xương của họ bắt đầu giảm trở lại với tốc độ như cũ trong thời kỳ mãn kinh.

Sau khi đọc bài viết này hy vọng bạn đã thu thập thêm thông tin về bệnh loãng xương và các cách điều trị cho chính mình và những người thân yêu.

💪💪LITHO PLUS TRỢ THỦ ĐẮC LỰC CHO XƯƠNG CHẮC KHỎE💪💪

 Hệ xương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể mỗi chúng ta. Nó có nhiệm vụ tạo hình và nâng đỡ cơ thể GIÚP chúng ta vận động và đi lại dễ dàng.
 Ngoài ra xương còn có chức năng bảo vệ cơ quan nội tạng của chúng ta khỏi bị tổn thương và giúp cơ thể hoạt động dễ dàng.
 Hệ xương khớp được phát triển trong cả cuộc đời của một con người
 Từ khi bào thai hình thành hệ xương đã bắt đầu phát triển
Từ khi chào đời đến khi 25 tuổi hệ xương sẽ phát triển chủ yếu về chiều dài.
 Từ 25 tuổi trở đi xương lại phát triển chủ yếu bề dày và bề ngang.
Ví dụ, giai đoạn bào thai nếu không bổ sung canxi, bé sẽ bị còi xương.
 Khi về già xương lại dần mỏng xốp.
⛔️ Nếu bạn chỉ cần bỏ qua việc chăm sóc cho xương trong một giai đoạn thôi cũng đủ để hệ xương của bạn phát triển không bình thường. Giai đoạn trước 25 tuổi không đủ canxi thì sẽ bị thấp bé và trên 25 tuổi thiếu canxi có khả năng sẽ bị loãng xương sớm.
⛔️ Như vậy không chỉ ngày một ngày hai mà trong suốt cuộc đời của mỗi người thì đều cần luôn luôn chú ý chăm sóc hệ xương khớp thay vì đợi tới lúc xương lên tiếng rồi mới quan tâm. Và trợ thủ đắc lực giúp #xương_khớp_chắc_khỏe đó là #Litho_Plus.
♻️ Litho plus là TPCN với thành phần Lithothamnium, một phát minh mới sử dụng nguyên liệu từ #tảo_biển_đỏ tự nhiên chứa Canxi, Magie và 72 khoáng chất sẽ giúp cơ thể bạn cung cấp canxi một cách đúng, đủ, hiệu quả và an toàn. Giúp hệ xương khớp luôn chắc khỏe qua từng giai đoạn.
♻️ #Canxi_Litho_Plus còn có #vitamin_D3 giúp hấp thu canxi tối đa vào xương. Sự kết hợp tuyệt vời của Lithothamnium và D3 giúp cho Litho Plus trở thành sản phẩm bổ sung canxi an toàn không tác dụng phụ, không gây táo bón, sỏi thận, nóng trong....
♻️ Hãy lựa chọn Litho Plus là người bạn đồng hành cùng bạn trên con đường chắc khỏe xương nhé!
----------------------------------------
🏣 CÔNG TY TNHH XNK DƯỢC MỸ PHẨM THANH TRANG
📱 ĐT: 0866 448 139
🖨 Email: mkt.thanhtrang1@gmail.com
📂 Địa chỉ: Tầng 3, Ngõ 259 Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội