Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Bổ sung canxi cho bà bầu: 13 điều quan trọng cần nắm rõ

Canxi là một trong những dưỡng chất cực kì quan trọng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi như thế nào, liều lượng bao nhiêu, loại nào tốt, khi kết hợp với các thuốc khác cần lưu ý những gì không phải ai cũng nắm rõ. Đặc biệt, trong bài viết này, chúng tôi cũng cung cấp nhiều thông tin bổ ích liên quan tới triệu chứng, cách khắc phục khi chị em bị thiếu canxi nhằm giúp chị em chăm sóc mình cũng như thai nhi một cách tốt nhất.

Bà bầu nên uống canxi loại nào tốt?

Canxi là một trong hai khoáng chất thiết yếu nhất cho mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kì. Tuy nhiên, loại canxi nào tốt cho bà bầu, nên uống canxi dạng nước hay dạng viên, canxi hữu cơ hay vô cơ là thắc mắc chung của nhiều mẹ.


Bà bầu nên uống canxi nước hay viên?

Trên thị trường có nhiều loại canxi ở các dạng thức khác nhau như canxi dạng viên, canxi dạng nước, canxi dạng sủi…Mức độ hấp thụ khác nhau tùy vào cấu tạo, nguồn gốc cũng như cơ địa hấp thu của bà bầu. Theo đó, canxi cho bà bầu dạng viên có ưu thế là tiện dụng, dễ mang theo, dễ uống, đặc biệt phù hợp với những chị em hay bị trào ngược dạ dày, nôn ói do ốm nghén…Canxi dạng nước dễ hấp thu và cũng khá dễ uống. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý về liều lượng của 1 ống canxi dạng nước. Nếu vượt quá 500mg thì cơ thể có thể không hấp thu được hết trong 1 lần uống. Nói chung, lựa chọn canxi dạng nước hay dạng viên, chị em nên tùy cơ địa và nhờ bác sĩ tư vấn loại nào phù hợp với mình hơn.

Tại sao nên bổ sung canxi hữu cơ cho bà bầu?

+ Về cấu thành: Canxi vô cơ được cấu thành từ ion canxi với ion muối vô cơ, có thể tạo ra bởi các phản ứng hóa học trong quá trình sản xuất. Canxi vô cơ thường gặp ở dạng hợp chất muối canxi như Canxi Carbonate (đá vôi). Còn canxi hữu cơ được cấu thành từ ion Canxi với các loại hợp chất hữu cơ như Canxi Gluconat (tên đầy đủ là Canxi Lactac Gluconat), Canxi Caseinate…

+ Về nguồn gốc: Canxi vô cơ được lấy từ sinh vật tự nhiên như vỏ sò, vỏ trai, vỏ ốc, vỏ động vật biển, đá, đá vôi… Canxi hữu cơ lấy từ nguồn thực vật hoặc động vật trong tự nhiên như: tảo biển, xương bò…
+ Về mùi vị: Canxi vô cơ thường khó uống hơn do có mùi ngai ngái khá mạnh. Còn Canxi hữu cơ thì thường có mùi ngai ngái nhẹ hơn, có loại có mùi tự nhiên nên dễ uống.
+ Khả năng hấp thụ vào cơ thể: Canxi vô cơ hấp thu vào cơ thể rất hạn chế, gây dư thừa canxi trong máu, lắng đọng canxi ở thận, gây nên các hiện tượng như sỏi thận, táo bón, vôi hóa thành mạch, thậm chí là canxi hóa bánh nhau ở phụ nữ mang thai. Ngược lại, canxi hữu cơ có nguồn gốc động vật, thực vật được các chuyên gia y tế và bác sĩ khuyên dùng nhiều hơn vì an toàn, tránh được những hiện tượng kể trên.

Cách bổ sung canxi tốt nhất cho mẹ bầu

Ở 3 tháng đầu thai kì, nhu cầu canxi của mỗi mẹ bầu khoảng 800mg. Tuy nhiên, ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, liều lượng canxi cho bà bầu sẽ tăng cao hơn khoảng 1000- 1200mg (tùy từng mẹ). Để bổ sung canxi cho mẹ bầu một cách tốt nhất, chị em nên đi bác sĩ khám xem mình có thiếu canxi không, thiếu nhiều hay ít, cần bổ sung canxi qua thực phẩm và viên uống như thế nào cho hợp lý, tránh việc thừa canxi.

Tuy nhiên, theo khuyến nghị của WHO, cách uống canxi cho bà bầu tốt nhất là bà bầu nên bổ sung khoảng 1000mg canxi/ngày. Mỗi lần uống không vượt quá 500mg vì cơ thể không hấp thu được hết sẽ gây nên tình trạng táo bón, lắng đọng canxi ở thành mạch máu, thận.

Thời điểm bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai: Nên uống canxi vào buổi sáng là tốt nhất vì lúc đó vitamin D từ ánh nắng mặt trời sẽ giúp bà bầu hấp thụ canxi vào cơ thể tốt hơn. Mẹ bầu có thể uống canxi vào sáng và trưa. Tránh uống buổi tối vì không tốt cho thận.
Lưu ý khi kết hợp canxi cùng các thuốc khác khi mang thai

Uống canxi và sắt đúng cách cho bà bầu

Sắt và canxi là hai chất mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ trong suốt khoảng thời gian mang thai và sau khi sinh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa, các mẹ cần chú ý thời gian uống cũng như cách uống đúng.

– Canxi uống chung với sắt được không? Uống canxi cách uống sắt bao lâu?

Do sắt và canxi khi uống cùng nhau sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vào cơ thể, vậy nên, việc uống canxi và sắt đúng cách sẽ rất tốt cho mẹ bầu. Với sắt, bạn nên uống trước ăn nửa tiếng. Trong bữa ăn sau đó nên có thêm thực phẩm, trái cây chứa vitamin C để sắt hấp thu tốt hơn. Sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng sau, bạn có thể uống viên canxi. Vì sao thời gian phải cách xa như vậy, là do một số thực phẩm trong bữa ăn có thể chứa chất oxalat hoặc các loại ngũ cốc chứa chất phytat sẽ hạn chế canxi hấp thu vào cơ thể.

– Uống canxi và sắt vào lúc nào trong ngày?Cách uống thuốc sắt và canxi khi mang thai tốt nhất?

Như đã nói ở trên, thời điểm uống canxi tốt nhất là vào buổi sáng, khi có ánh mặt trời từ 6h-8h30. Tuy nhiên, khi kết hợp uống cùng viên sắt, mẹ bầu có thể uống sắt lúc đói trước ăn khoảng 30 phút vào buổi sáng.

Nếu hay quên hoặc không tiện uống sắt trước khi ăn, các mẹ cũng có thể uống canxi buổi sáng và uống sắt vào buổi trưa.

Chú ý: Cả sắt và canxi đều có thể uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1-2 tiếng. Vậy nên, khi kết hợp 2 loại này, miễn là không uống cùng lúc với nhau, còn các mẹ có thể tự điều chỉnh được để phù hợp với thời gian của mình. Không nên uống cả 2 loại vào buổi tối để tránh khó hấp thu, nóng người, khó ngủ.
Uống canxi và DHA cùng lúc có sao không?

Để tăng cường trí não cho bé ngay từ trong bụng mẹ, việc bổ sung thêm DHA trong thực đơn cũng như bổ sung bằng viên uống được nhiều mẹ áp dụng. Khác với chất sắt, DHA khi uống chung cùng canxi không gây ảnh hưởng gì đến sự hấp thụ của cả 2 chất. Do đó, các mẹ có thể yên tâm khi uống chung.

Nên uống canxi và DHA vào buổi sáng các mẹ nhé vì canxi sẽ được hấp thu vào cơ thể tốt hơn nhờ vitamin D từ ánh nắng mặt trời đấy. Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, mỗi ngày mẹ bầu nên nạp khoảng 1000mg canxi và 200mg DHA là đủ.

Uống canxi và vitamin tổng hợp

Vitamin tổng hợp rất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu, đặc biệt là với những mẹ trong thời kì thai nghén không ăn được đa dạng các loại thực phẩm. Tuy nhiên, chị em cần thận trọng và tìm hiểu thành phần của vitamin tổng hợp mà mình đang dùng để khi kết hợp cùng với canxi sẽ có hiệu quả cao nhất.

– Uống canxi và vitamin tổng hợp cùng lúc được không:

+ Nếu trong vitamin tổng hợp có chứa hàm lượng sắt cao thì không nên uống cùng lúc với canxi.

+ Nếu trong vitamin tổng hợp không chứa chất sắt hoặc hàm lượng thấp thì có thể uống chung với canxi.

– Uống canxi và vitamin tổng hợp cách nhau bao lâu:

+ Trong trường hợp vitamin tổng hợp có chứa sắt, thì nên uống trước vitamin tổng hợp trước khi ăn khoảng 30 phút. Sau khi ăn xong 1-2 tiếng thì mới uống canxi.

Khi nào cần bổ sung canxi cho bà bầu?

– Bà bầu nên uống canxi từ tháng thứ mấy: Thiếu hoặc thừa canxi đều không tốt vậy nên chị em khi mang thai cần chú ý thời gian và liều lượng canxi cần bổ sung vào cơ thể. Theo lời khuyên của các bác sĩ, phụ nữ khi mới mang thai ở 3 tháng đầu nên uống khoảng 800mg canxi/ngày.

– Uống canxi đến tháng thứ mấy: Phụ nữ có thai cần duy trì uống canxi đều đặn trong suốt quá trình mang thai và cả sau khi sinh con. Khi nào không còn cho con bú nữa thì mới nên dừng lại. Ở giai đoạn 3 tháng giữa, chị em nên bổ sung khoảng 1000mg canxi/ngày. Ở 3 tháng cuối là 1200mg canxi/ngày. Sau khi sinh, lượng canxi bổ sung khoảng 1000mg/ngày.

– Uống canxi lúc nào tốt nhất cho bà bầu: Để canxi hấp thu tốt nhất thì mẹ bầu nên uống vào thời điểm buổi sáng và buổi trưa.
Triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu

Trong thời gian mang bầu, các mẹ cần bổ sung đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là canxi. Nếu không đủ chất này, một lượng canxi nhất định từ hệ xương của mẹ sẽ bị “rút ra” để bù đắp cho quá trình hình thành và phát triển thai. Chính vì thế, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả 2 mẹ con. Mẹ bầu nên nắm vững những dấu hiệu thiếu canxi khi mang thai để kịp thời bổ sung dưỡng chất quan trọng này nhé:

– Đau lưng

– Đau nhức cơ bắp

– Thường bị chuột rút, nhất là ban đêm

– Đau, ê buốt răng, răng dễ lung lay, vàng răng

– Dễ gãy móng tay

– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi…

Ngoài ra, các mẹ cũng nên để ý một số dấu hiệu bà bầu thiếu sắt và canxi khác như: hay đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi, tê bì chân tay, cảm thấy khó thở, hụt hơi (đặc biệt là những mẹ thiếu sắt trong giai đoạn đầu của thai kì).

Khi có những dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu như trên, mẹ bầu nhớ bổ sung ngay canxi từ thực phẩm và viên uống nhé.
Khắc phục hiện tượng đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai là tình trạng phổ biến mà mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng khá nhiều, trong đó, tùy thuộc vào hoàn cảnh, cơ địa từng người mà có người đau sớm, có người đau muộn.

– Ở những mẹ đau lưng khi mang thai tháng đầu, tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 : Nguyên nhân có thể do nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi. Ngoài ra, có thể do tư thế sai, do lo lắng, căng thẳng cũng sẽ gây nên hiện tượng trên…

– Ở những mẹ bầu 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng đau lưng: Nguyên nhân có thể do cân nặng của mẹ đang thay đổi nhanh chóng, thai ngày càng lớn khiến lưng phải chịu sức nặng nhiều, mẹ bầu phải khom người xuống để gánh đỡ trọng lực của toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, có những mẹ không bổ sung đầy đủ canxi cũng sẽ bị đau lưng. Bởi trong giai đoạn này, thai nhi đang hình thành khung xương, não, răng nên cần được cung cấp một lượng canxi nhất định. Nếu mẹ thiếu canxi, buộc cơ thể phải rút canxi từ hệ xương của mẹ để cung cấp cho con, hiển nhiên mẹ sẽ bị đau lưng và nhức mỏi xương khớp.

– Với những mẹ bị đau lưng và đau bụng dưới, thậm chí đau lưng ra máu khi mang thai thì cần xem xét thời điểm. Nếu hiện tượng xảy ra trong 3 tháng đầu, có thể do mẹ bị động thai. Lúc đó máu ra sẽ là màu đỏ tươi hoặc nâu, kèm theo đau bụng dưới, đau mỏi lưng và có nhiều tiết dịch âm đạo. Lúc này, mẹ cần đến bệnh viện để được khám và điều trị sớm. Nếu hiện tượng này xảy ra ở những tháng cuối thai kì có thể mẹ đang có nguy cơ bị sinh non. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: do vợ chồng quan hệ mạnh, do bị nhau tiền đạo…

Để khắc phục hiện tượng đau lưng khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo một số bài tập phù hợp. Khi đi, đứng, làm việc nên thẳng lưng, thẳng vai, không ngồi quá lâu, chân để vuông góc với thân người. Không xách nặng, cúi người, vặn người. Khi muốn bưng bê vật gì cần ngồi từ từ xuống, lưng thẳng và bê vật đó lên. Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái, co gối và dùng gối ôm. Nhờ bác sĩ tư vấn xem có nên chườm nóng hoặc lạnh, ngâm chân để giảm đau không. Đặc biệt, trong suốt thai kì, mẹ nên bổ sung đủ canxi từ thực phẩm và viên uống để hạn chế hiện tượng đau lưng.
Hiện tượng chuột rút khi mang thai


Bên cạnh đau lưng thì các mẹ bầu còn phải đối mặt với hiện tượng chuột rút khi mang thai gây đau đớn và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống rất nhiều.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chuột rút ở bà bầu có nhiều nguyên nhân gây nên như: do cơ chân phải nâng đỡ toàn bộ cơ thể quá nặng trong toàn bộ thai kì. Do tử cung to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu đưa từ dây thần kinh tủy sống đến chân và từ chân lên tim. Do cơ thể mẹ bị thiếu canxi trầm trọng….

Hiện tượng chuột rút bắp chân khi mang thai thường xảy ra vào ban đêm và nhiều nhất khi mang thai ở những tháng cuối. Ngoài ra, một số mẹ còn bị chuột rút ở bụng khi mang thai khiến mẹ vô cùng đau đớn và không biết phải làm sao, có nguy hiểm không.

Thực ra, tùy vào biểu hiện của từng cơn chuột rút mới có thể phán đoán được đó là cơn co cơ bình thường hay nguy hiểm. Nếu thời gian bị chuột rút chỉ vài phút, một ngày bị 1-2 lần thì mẹ chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, bổ sung thêm viên uống canxi và hạn chế đừng ăn các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ dễ gây tăng cân. Còn nếu chuột rút co nhiều cơn trong 1 tiếng, kèm choáng váng, đau đầu, chảy máu âm đạo, buồn nôn, sốt…thì mẹ cần nhập viện gấp vì đó có thể là dấu hiệu sảy thai, sinh non…

Tê mỏi chân tay khi mang thai


Theo thống kê, có khoảng 80% bà bầu bị tê mỏi chân tay khi mang thai. Cũng giống như hiện tượng đau lưng và chuột rút, nhức mỏi chân tay khi mang thai là do mạch máu bị chèn ép làm máu không lưu thông đến các chi. Bên cạnh đó, cơ thể thay đổi cân nặng đột ngột, thiếu canxi- magie…cũng là nguyên nhân chính khiến bà bầu bị tê tay, mỏi chân, đau chân khi mang thai.

Để hạn chế tình trạng buồn bực chân tay khi mang thai, mẹ bầu có thể tập thể dục, massage, chườm nóng, ngủ gác chân cao lên, uống đủ nước và đặc biệt phải ăn uống đầy đủ chất, nhất là canxi, magie. Với mẹ bầu, ngoài thực phẩm chị em có thể uống thêm viên canxi có chứa cả thành phần magie, vitamin D, K để canxi được hấp thụ vào cơ thể một cách tốt nhất.
Đau háng

Đau khớp háng khi mang thai là tình trạng mà hầu hết các mẹ đều gặp phải. Với những mẹ bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu, nguyên nhân chủ yếu là do hooc mon thay đổi, thiếu canxi và do vận động mạnh. Nhưng với những mẹ đau khớp háng khi mang thai 3 tháng cuối, ngoài thiếu canxi hay làm việc quá sức thì còn một nguyên nhân mẹ bầu cần hết sức chú ý vì có thể đó là dấu hiệu của việc chuyển dạ. Nếu đau háng đi kèm với triệu chứng ê mỏi xương chậu, bẹn, đau lan thắt lưng, đau sang cả vùng mu thì mẹ cần đi khám ngay nhé.

Để hạn chế tình trạng đau khớp háng, dù mang thai ở những tháng đầu hay tháng cuối, các mẹ cũng cần vận động nhẹ nhàng, không làm việc nặng, hạn chế đứng lên ngồi xuống nhiều. Uống canxi đầy đủ với liều lượng theo bác sĩ khuyến nghị và nên tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của mình.
Đau hông khi mang thai

Tương tự hiện tượng đau háng, đau hông khi mang thai cũng là vấn đề khiến nhiều chị em phải “kêu trời” bởi nó khiến các mẹ thực sự khó khăn trong công việc, đi lại, nghỉ ngơi.

Như chị em cũng biết, dây thần kinh hông là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, nó tạo nên bởi rễ thắt lưng 5 (L5) và rễ cùng 1 (S1) của tủy sống. Khi kích thước tử cung lớn lên, hông của các mẹ sẽ bị khó chịu, thậm chí là đau đớn. Những người có tiền sử bị đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, người lao động chân tay, người thừa cân, thiếu canxi sẽ bị đau hơn rất nhiều so với các mẹ bình thường. Đặc biệt đau hông khi mang thai 3 tháng đầu sẽ nhẹ hơn so với những người đau hông khi mang thai 3 tháng cuối.

Chị em có thể bị đau hông trái hoặc đau hông phải khi mang thai. Với những mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm đốt L4 S5 có thể gây chèn dây thần kinh hông kéo theo hiện tượng đau mông khi mang thai bởi dây thần kinh hông chạy dọc từ thắt lưng hông xuống mông và kéo xuống mặt sau của chân.

Để giúp các mẹ bầu đỡ đau hông, đau mông khi mang thai, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, nên nằm nghiêng về bên hông không đau để giảm sức ép lên hông và mông, đi bộ, tập thể dục cũng là cách giúp mẹ bầu đỡ đau hơn. Đặc biệt, mẹ bầu nên chú ý bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi vào bữa ăn và uống thêm viên canxi sẽ giúp mẹ giảm tình trạng đau hông tối đa.
Táo bón ở mẹ bầu


Táo bón ở bà bầu là tình trạng khá phổ biến. Đặc biệt, khi canxi không được hấp thụ vào cơ thể, đào thải phần lớn ra ngoài cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón xuất hiện. Nếu không điều trị kịp thời không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà táo bón còn ảnh hưởng đến thai nhi, có thể gây suy dinh dưỡng ở thai nhi, giảm sức đề kháng của con, dọa sảy thai, đẻ non…

Nguyên nhân gây hiện tượng táo bón khi mang thai là do: Sự gia tăng hormone progesterone, mẹ bầu bị mất nước do ốm nghén, ăn uống quá nhiều, uống sắt và canxi nhưng lại uống ít nước. Ngoài ra, tử cung phát triển, mẹ lười vận động, mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kì cũng là nguyên nhân gây táo bón thai kỳ.

– Để hạn chế hiện tượng táo bón khi mang thai từ tuần đầu đến những tháng cuối, mẹ bầu cần:

+ Uống từ 2,5-3l nước mỗi ngày

+ Ăn nhiều rau xanh, trái cây

+ Đi vệ sinh đúng giờ

+ Bổ sung probiotic và prebiotic để tăng sức đề kháng với vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ quá trình lên men tại ruột già.

+ Vận động nhẹ nhàng và giảm căng thẳng

+ Ngoài ra, nhiều mẹ vẫn thắc mắc uống canxi có gây táo bón không? Xin trả lời các mẹ là canxi rất cần cho mẹ trong thời kì mang thai. Nó chỉ gây táo bón nếu mẹ không chịu uống nhiều nước. Đồng thời canxi vô cơ cũng tăng hiện tượng táo bón sau khi uống nhiều hơn so với canxi có nguồn gốc hữu cơ. Do vậy, mẹ nên mua canxi có nguồn gốc hữu cơ sẽ hạn chế tình trạng này.
Uống canxi có gây vôi nhau hóa thai?

Mặc dù canxi là dưỡng chất cực kì cần thiết để mẹ có một thai kì khỏe mạnh nhưng mẹ không nên lạm dụng có thể dẫn tới hiện tượng vôi hóa nhau thai.

Tình trạng vôi hóa nhau thai chia làm 3 mức độ:

– Canxi hóa độ 1 (rau canxi hóa độ 1): thai được 34 tuần ( +- 3,2 tuần)

– Canxi hóa độ 2: thai được 37,6 tuần ( +-2,7 tuần)

– Canxi hóa độ 3: thai được 38,4 tuần ( +-2,2 tuần)

Canxi hóa độ 1 hay độ 2 thực sự không gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé. Chỉ khi mẹ bị canxi hóa độ 3 một thời gian mới dẫn đến việc dưỡng chất truyền từ mẹ sang con kém đi.

Nguyên nhân bị vôi hóa nhau thai là do sự lắng đọng canxi ở bánh nhau, từ đó gây nên hiện tượng canxi hóa. Vì vậy, mẹ cần đi khám và tuân thủ yêu cầu uống canxi theo đúng đơn mà bác sĩ kê.
Thực phẩm bổ sung canxi cho mẹ bầu



Thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu

Để bổ sung canxi một cách tự nhiên nhất, nên chọn các thực phẩm giàu canxi cho bà bầu như:

– Nhóm hải sản: cá, tôm, cua

– Nhóm sữa: sữa đậu nành, sữa bò, sữa dê, phô mai, sữa chua…

– Nhóm ngũ cốc: lúa mạch, ngô, mè…

– Nhóm các loại hạt: đậu tương, đậu xanh..

– Nhóm trái cây: kiwi, cam, chuối, mận, sung, trái cây sấy (nho, đào…). Đây là nhóm hoa quả bổ sung canxi cho bà bầu rất tốt nên các mẹ hãy ăn thường xuyên nha.

Ngoài những thực phẩm nhiều canxi cho bà bầu kể trên, các mẹ nên bổ sung thêm viên uống canxi Litho Plus mỗi ngày sẽ giúp mẹ giảm các triệu chứng đau lưng, chuột rút, đau hông, đau háng, tê mỏi chân tay cũng như táo bón khi mang thai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét