Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Bổ sung canxi cho trẻ em bằng thuốc hay thực phẩm sẽ tốt hơn?

Khi đã nắm được việc bổ sung canxi cho trẻ chớ nên làm liều, thì bổ sung qua thực phẩm hay thuốc là tốt nhất mẹ cũng cần tìm hiểu rõ. Đặc biệt, ở những trẻ đang trong độ tuổi phát triển, thay răng hay trẻ bị còi xương.

Có nên bổ sung canxi cho trẻ bằng thuốc không?



Hướng dẫn bổ sung canxi cho trẻ em

Có nên bổ sung canxi cho trẻ bằng thuốc không là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh gửi về cho chúng tôi. Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng, các bác sĩ chuyên ngành nhi không khuyến khích bổ sung canxi qua thuốc nếu trẻ khỏe mạnh và có thể hấp thụ canxi qua các bữa ăn hàng ngày.

Khi nào bổ sung canxi cho trẻ em bằng thuốc? Canxi được sử dụng để điều trị và phòng ngừa thiếu canxi, điều trị bệnh còi xương, xương mềm ở trẻ em. Bổ sung canxi đúng cách cho bé bằng thuốc nên sử dụng khi chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ không cung cấp đủ liều lượng canxi cho trẻ, trẻ đang bị thiếu hụt canxi hoặc mắc bệnh còi xương, xương mềm. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, việc bổ sung canxi cho trẻ như thế nào, liều lượng ra sao, các mẹ đều phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Liều dùng canxi cho trẻ em bao nhiêu là hợp lý? Liều dùng canxi thuốc phụ thuộc vào độ tuổi và bữa ăn hàng ngày của trẻ. Bằng phép tính đơn giản để ra liều lượng uống canxi cho trẻ em hàng ngày: Nhu cầu canxi của trẻ theo độ tuổi – lượng canxi từ bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên, thật khó tính toán lượng canxi trẻ dung nạp hàng ngày qua bữa ăn. Bởi vậy, các mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.

1 năm bổ sung canxi cho bé mấy lần? Như đã chia sẻ ở trên, việc bổ sung canxi đúng cách cho trẻ nên diễn ra hàng ngày và đúng lượng canxi cần thiết cho trẻ, ưu tiên số một qua thực phẩm tự nhiên, nếu bổ sung bằng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc bổ sung tập trung vào một lúc có thể gây thừa canxi và cơ thể không có cơ chế dự trữ canxi mà đào thải ra ngoài. Nếu bổ sung từ nguồn thực phẩm thì phần dư thừa sẽ được đưa ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, bé uống canxi dư thừa có thể gây gây sỏi thận, tăng canxi máu, buồn nôn, táo bón, ăn không ngon, đau xương… đặc biệt, trẻ có thể bị lùn do thừa canxi.
Trẻ thiếu canxi bổ sung canxi như thế nào?

Trẻ thiếu canxi bổ sung như thế nào? Tùy vào tình trạng thiếu canxi, các mẹ có thể bổ sung canxi cho trẻ em qua ăn uống bằng các thực phẩm giàu canxi kết hợp với thuốc canxi theo sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được tắm nắng (hoặc bổ sung vitamin D3) và bổ sung thêm vitamin K.

Thiếu canxi ở thể rất nhẹ, có cần bổ sung canxi cho trẻ bằng thuốc? Trẻ thiếu canxi ở thể rất nhẹ chỉ cần bổ sung canxi qua thực phẩm, không cần thiết phải sử dụng đến thuốc. Dưới 6 tháng tuổi, bé thiếu canxi phải làm sao? Nếu trẻ bú sữa mẹ, mẹ sau sinh nên bổ sung thêm canxi để trẻ hấp thụ canxi qua sữa mẹ. Nếu trẻ uống sữa công thức, các mẹ nên lựa chọn sữa có hàm lượng canxi cao hơn.

Thực phẩm bổ sung canxi nào tốt cho bé dị ứng sữa bò hoặc không dung nạp lactose trong sữa mẹ hoặc sữa bò? Mẹ có thể cho trẻ sử dụng sữa dê để thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa bò. Hàm lượng canxi và vitamin D trong sữa dê cao hơn sữa bò.

Ở thể nặng, trẻ thiếu canxi phải làm sao? Với trẻ thiếu canxi nặng, bên cạnh một chế độ ăn giàu canxi, vitamin D, trẻ còn phải bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ thiếu canxi uống thuốc gì? Thuốc bổ sung canxi cần phải đảm bảo phù hợp với độ tuổi của trẻ, giàu canxi, vitamin D3, vitamin K và các khoáng chất cũng như vitamin khác. Tất nhiên, thuốc canxi phải được bộ y tế kiểm định và cho phép lưu hành.

Trẻ em thiếu canxi uống gì để không bị táo bón? Để tránh trẻ bị táo bón khi uống canxi với liều lượng cao, các mẹ nên chọn canxi hữu cơ, mỗi liều bổ sung canxi không quá 500mg dễ dàng chia nhỏ thành nhiều lần bổ sung để cơ thể dễ hấp thụ hơn. Đồng thời trẻ cũng cần uống đủ nước và bổ sung thêm chất xơ.

Trẻ thiếu canxi uống gì, canxi thuốc dạng viên hay dạng nước? Canxi dạng viên nhai hay dạng nước đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý về khả năng nhai nuốt của trẻ ở mỗi độ tuổi. Nếu trẻ dưới 2 tuổi, khả năng nhai kém nên có thể chọn canxi dạng nước. Trẻ từ 2 – 6 tuổi có thể sử dụng thuốc viên có thể nhai được hoặc các loại kẹo dẻo. Trẻ từ 7 – 12 tuổi đã có thể uống thuốc viên với nước.

Lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ bằng thuốc:
Thời điểm uống canxi đúng cách cho trẻ: Thời điểm tốt nhất cho trẻ uống canxi là vào buổi sáng, nếu trẻ phải uống thành nhiều lần thì cũng không nên uống sau 15 giờ chiều. Không cho trẻ uống canxi khi đói, tốt nhất là uống sau ăn 1 giờ.
Cách bổ sung canxi cho trẻ em cần lưu ý không cho trẻ ăn quá mặn và tránh các thực phẩm chứa axit oxalic bởi chúng cản trở cơ thể hấp thụ canxi.
Bổ sung canxi và sắt cho trẻ: Nên cho trẻ uống sắt sau khi uống canxi ít nhất 2 giờ để tránh cản trở hấp thụ canxi.
Trẻ uống canxi lúc nào là tốt nhất?


Bé uống canxi lúc nào tốt nhất?

Buổi sáng là thời điểm cơ thể hấp thụ canxi tốt nhất, bởi vậy nên cho bé uống canxi vào buổi sáng sau ăn 1 giờ. Nếu trẻ cần chia lượng canxi bổ sung mỗi ngày thành 2 lần, hãy cho trẻ bổ sung vào bữa trưa (trước 15 giờ chiều).

Trẻ em uống canxi lúc nào trong ngày gây hại cho cơ thể?

Trẻ uống canxi vào buổi tối hoặc lúc đói sẽ gây hại cho cơ thể hơn là có lợi. Bởi vào buổi tối, cơ thể không thể hấp thụ được làm canxi tích tụ lại, từ đó hình thành canxi oxalate gây mệt mỏi, khó ngủ và làm tăng nguy cơ gây sỏi thận, sỏi tiết niệu cho trẻ.

Nếu trẻ phải uống cả kháng sinh thì cho bé uống canxi lúc nào?

Nếu trẻ đang phải điều trị bệnh bằng kháng sinh thì cách cho bé uống canxi tốt nhất là cách nhau khoảng 2 giờ. Nếu thuốc uống sau (canxi hoặc kháng sinh) không thể uống vào lúc đói, bạn nên cho bé ăn nhẹ trước.

Bên cạnh đó, mẹ không nên để cho bé uống chung với sữa, nước hoa quả, cafe hay đồ ăn mặn.Thay vào đó hãy cho bé uống canxi đúng cách với nước lọc.
Uống canxi và vitamin D cùng lúc như thế nào để hiệu quả?

Nếu bạn không chọn được sản phẩm canxi chứa vitamin D thì bạn phải cho trẻ uống canxi và vitamin D cùng lúc. Vitamin D có thể uống trước hoặc trong bữa ăn và tốt nhất là vào buổi sáng sớm.
Canxi cho bé còi xương


Trẻ còi xương thường có các biểu hiện điển hình: Thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc; Tóc ít, mỏng, hay rụng tóc; Thóp đóng muộn, bờ thóp mềm, hình dáng đầu bị méo; Chậm mọc răng, trương lực cơ nhão; Trẻ chậm biết lẫy, bò, đứng, đi;

Ở thể nặng, trẻ có thể gặp phải các di chứng: Chuỗi hạt sườn, dô ức gà, chân có dáng vòng kiềng (chữ X, chữ O) hoặc xuất hiện những mảng hói lớn trên da đầu.Trong trường hợp cấp tính, trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.

Còi xương nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những di chứng vĩnh viễn: biến dạng lồng ngực, vẹo cột sống, gù lưng, chân tay cong, chân bị vòng kiềng,…

Vậy, bé còi xương phải làm sao? Để sớm khắc phục và trị còi xương cho bé, cha mẹ cần:
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày từ 10 – 15 phút trước 9 giờ.
Chế độ ăn của trẻ còi xương cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất) , ưu tiên các thực phẩm giàu sắt, canxi và kẽm.
Trẻ còi xương nên uống thuốc gì? Trẻ còi xương nên bổ sung vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, tùy vào tình trạng sức khỏe mà các bác sĩ sẽ kê thuốc còi xương cho trẻ thường gồm có canxi và một số loại vitamin, khoáng chất khác như kẽm, vitamin B, DHA, lysine.
Trẻ còi xương nên ăn gì?

Bé còi xương nên ăn gì, ăn gì để chống còi xương là câu hỏi khiến không ít cha mẹ phải đau đầu? Trẻ bị còi xương cần chế độ ăn đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng, ưu tiên các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm… Đặc biệt, không nên để trẻ đói hoặc bỏ bữa.

Đối với trẻ còn đang bú sữa mẹ, dưới 6 tháng tuổi nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và mẹ cho con bú cũng nên có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng cũng như đáp ứng đủ nhu cầu canxi sau sinh. Nếu mẹ thiếu sữa hoặc mất sữa, trong trường hợp này, cha mẹ nên sử dụng sữa công thức để bổ sung, thay thế cho sữa mẹ. Khi chọn sữa bột, bạn cũng cần lưu ý giá trị dinh dưỡng của sữa.

Trẻ còi xương nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như trứng, sữa, thịt (thịt gà, thịt cóc), thủy sản, hải sản (hàu, tôm, cua).

Bé còi xương ăn gì, chế độ ăn có cần dầu mỡ không?

Trẻ còi xương cần một lượng dầu mỡ nhất định để cung cấp chất béo và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn nhưng cũng không nên lạm dụng các món ăn chiên, xào quá nhiều khiến trẻ khó tiêu.

Trẻ còi xương ăn gì, các loại rau xanh nào tốt?

Rau ngót, rau đay, rau muống, rau chùm ngây, súp lơ, các loại rau cải, rau dền, nấm, rau bina, các loại đậu, khoai lang, bí đỏ, tảo biển…

Hoa quả cho trẻ còi xương ăn gì?

Nên ăn cam, quýt, kiwi, quả mận khô, chà là, mận, dâu, lê, ổi, sung, chuối…

Các loại hạt dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương nên ăn gì?

Hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt ngũ cốc, các loại hạt đậu,…

5 loại cháo cho bé còi xương bổ sung dinh dưỡng tốt nhất: Cháo cá lóc, cháo lòng đỏ trứng gà, cháo xương sụn lợn, bột chân cua biển, cháo tôm. Các mẹ cũng cần lưu ý, trẻ dưới 2 tuổi không nên ăn cháo xương.

Bé bị còi xương ăn gì để dễ hấp thụ thực phẩm chứa canxi?

Trẻ còi xương nên ăn các thực phẩm chứa vitamin D (cá hồi, các loại cá, dầu cá, ngũ cốc, nấm…) và vitamin K (cần tây, măng tây, mùi tây, bông cải xanh, dưa chuột…).
Canxi ở độ tuổi thay răng

Quá trình thay răng ở trẻ sẽ diễn ra từ 6 – 12 (thậm chí là 14) tuổi và canxi đóng vai trò quan trọng quyết định thời gian thay răng muộn hay đúng độ tuổi, răng có mọc đều đẹp không, hàm răng có chắc khỏe không. Thiếu canxi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc chậm, dễ gãy, dễ bị mủn, men răng yếu, dễ ố vàng.

Vậy cần bổ sung canxi cho trẻ thay răng như thế nào? Trong độ tuổi thay răng ( 6 – 12 tuổi), trẻ cần 700 – 1200 mg canxi mỗi ngày và để hấp thụ canxi tối ưu, trẻ cũng cần khoảng 400 IU vitamin D/ngày. Cách tốt nhất để bổ sung canxi và vitamin D là bổ sung qua thực phẩm và tắm nắng. Nếu chế độ ăn của trẻ không đảm bảo đủ hàm lượng canxi mỗi ngày, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc bổ sung canxi cho răng.
Canxi cho trẻ phát triển chiều cao

Uống canxi có cao lên không, thuốc bổ sung canxi tăng chiều cao nào tốt, bổ sung canxi cho trẻ dậy thì như thế nào để trẻ đạt được chiều cao tối ưu? Đó là những thắc mắc của các mẹ Việt mong muốn con mình đạt được chiều cao lý tưởng. Vậy làm thế nào để con phát triển chiều cao tối ưu?

Theo nghiên cứu khoa học, chiều cao của con người phụ thuộc vào di truyền (23%), dinh dưỡng (32%), các hoạt động vận động, thể dục thể thao (20%) và phần còn lại phụ thuộc vào môi trường sống cũng như chế độ nghỉ ngơi.

Điều này cho thấy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến tầm vóc của con người. Một chế độ ăn uống giàu canxi giúp phát triển chiều cao kết hợp cùng phốt pho, magie, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin K,… là lời giải đúng đắn cho bài toán dinh dưỡng giúp tăng chiều cao ở trẻ em. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi như bơi lội, bóng rổ, nhảy dây, chạy… đồng thời ngủ sớm và đủ giấc để các hooc môn tăng trưởng hoạt động tích cực nhất.
Thực phẩm bổ sung canxi để bé tăng chiều cao?



Những thực phẩm giàu canxi giúp tăng chiều cao gồm có:
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa chua, phô mai…
Lòng đỏ trứng;
Các loại hải sản: Tôm, cua, các loại cá nói chung, cá mòi, cá hồi, các loại sò, ốc…
Các loại rau có màu xanh thẫm: Rau ngót, mùng tơi, rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ xanh, đậu bắp, đậu cô ve… ngoài ra còn có khoai lang, tảo biển.
Các chế phẩm từ đậu tương: đậu phụ, sữa đậu nành;
Các loại hạt họ đỗ: Đỗ xanh, đỗ trắng…;
Các loại hoa quả: kiwi, cam, quả tắc…;
Các loại ngũ cốc nguyên cám: Yến mạch, ngô, kiều mạch, gạo…;
Các loại hạt dinh dưỡng: hạnh nhân, hạt chia, hạt mè, hạt điều…

Khi bổ sung thực phẩm giàu canxi cho trẻ, cha mẹ nên sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn và thường xuyên thay đổi các thực phẩm nhiều canxi cho trẻ trong từng nhóm để trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn.

Gợi ý các món ăn bổ sung canxi cho bé trong giai đoạn ăn dặm: Cháo chân cua nấu hạt sen và đậu xanh; cháo lươn đồng khoai môn, cháo cá lóc phô mai, cháo tôm nấu rau chân vịt, bông cải xanh nhúng sữa chua, bột khoai lang trộn sữa, cháo cá hồi, đậu trắng hầm mềm. Các món ăn bổ sung canxi cho bé lạ miệng này sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Lưu ý khi sử dụng thức ăn bổ sung canxi cho trẻ:
Tránh các thực phẩm cung cấp nhiều phospho vì dễ gây lắng đọng với canxi tạo thành muối không hòa tan.
Không nên sử dụng nhiều thức uống soda vì nó làm gia tăng khả năng gãy xương.
Bổ sung cùng thực phẩm có chứa nhiều acid béo no sẽ tạo thành xà phòng không tan với canxi.
Tránh bổ sung cùng thực phẩm chứa cacao và socola bởi nó chứa nhiều oxalate gây ức chế quá trình hấp thu canxi.
Không nên sử dụng nhiều cà phê hay muối ăn bởi chúng có tác dụng đào thải canxi qua nước tiểu và mồ hôi.

Khi nào cần tăng cường bổ sung canxi tăng chiều cao qua thực phẩm?



Trẻ có 3 giai đoạn vàng để phát triển chiều cao gồm có khi mang thai, 3 năm đầu đời và giai đoạn dậy thì ở trẻ. Đây chính là thời điểm mẹ nên chú ý bổ sung thực phẩm giàu canxi phát triển chiều cao cho trẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét