Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Bổ sung canxi cho trẻ như thế nào là đúng?

Các mẹ thường lo lắng không biết bổ sung canxi cho con yêu như thế nào là đúng cách. Ở từng độ tuổi, nhu cầu canxi của con yêu là khác nhau, vì vậy việc bổ sung canxi cũng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về việc bổ sung canxi cho con yêu qua bài viết dưới đây nhé.

Vai trò của canxi đối với sự phát triên của trẻ

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ xương, răng của trẻ, vì vậy canxi chủ yếu tập trung trong xương và răng, một phần nhỏ ở trong máu. Ngoài ra, canxi còn có vai trò trong quá trình dẫn truyền thần kinh, tăng cường miễn dịch, kết hợp với vitamin D giúp hạn chế tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phan Bích Nga, giám đốc trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, chế độ dinh dưỡng thông qua bữa ăn mỗi ngày chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu canxi cần thiết cho trẻ. Để con phát triển toàn diện cũng như hạn chế tình trạng thấp còi, các mẹ cần bổ sung canxi cho con và chú ý những điều sau đây để việc bổ sung canxi được hiệu quả nhất.

Nhu cầu canxi ở trẻ

Theo như khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, nhu cầu canxi ở các độ tuổi có sự khác nhau như sau:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 300mg/ngày
Từ 7 – 12 tháng tuổi: 400mg/ngày
Từ 1 – 3 tuổi: 500mg/ngày
Từ 4 – 6 tuổi: 600mg/ngày
Từ 7 – 9 tuổi: 700mg/ngày
Từ 10 tuổi: 1000mg/ngày
Từ 11 – 24 tuổi: 1200mg/ngày

Dấu hiệu trẻ thiếu canxi?





Các dấu hiệu có thể nhận biết trẻ đang thiếu canxi, đó là:

Chán ăn, biếng ăn
Ngủ không ngon giấc, khó vào giấc
Ra mồ hôi trộm vào ban đêm
Nhận thức chậm, thích ứng kém với môi trường xung quanh
Bé hay bị đau mỏi chân, tay
Rụng tóc, đặc biệt với các bé dưới 1 tuổi hay bị rụng tóc hình vành khăn.

Thời điểm bổ sung canxi tốt nhất

Thời điểm bổ sung canxi tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Bởi buổi sáng là thời điểm bắt đầu một ngày mới, nếu bổ sung canxi vào thời điểm này, trẻ sẽ vận động cả ngày, điều này ảnh hưởng tích cực đối với việc hấp thu canxi. Đồng thời, thời gian từ 6-8 giờ sáng là khoảng thời gian trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn, giúp tổng hợp vitamin D3 hỗ trợ quá trình hấp thu canxi.

Ngoài ra, không nên cho con bổ sung canxi vào thời điểm chiều hoặc tối. Tối là thời gian trẻ ít vận động nhất, vì vậy làm giảm khả năng hấp thu canxi, tăng khả năng bị lắng cặn canxi hơn, gây ra các tình trạng táo bón, vôi hóa thành mạch hoặc sỏi thận.

Lựa chọn loại canxi dễ hấp thu

Đây là một yếu tố được coi là vấn đề cốt lõi trong việc bổ sung canxi. Các mẹ thường rất lo lắng khi cho con sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi bởi nhiều sản phẩm bổ sung canxi thường gây nóng trong, táo bón,… Khi canxi được bổ sung vào cơ thể mà không đi tới đích cuối cùng là hệ xương răng thì sẽ gây tăng nồng độ canxi trong máu hoặc lắng cặn do không hấp thu hết, từ đó sẽ hình thành vôi hóa ở thành mạch máu hoặc sỏi ở thận do không bài tiết được hết canxi dư thừa ra khỏi cơ thể.



Theo Bác sĩ Nga, các bậc cha mẹ nên lựa chọn loại canxi dễ hấp thu như canxi tự nhiên để bổ sung cho bé. Ngoài ra, cần tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi như: rau có màu xanh đậm (rau bina, súp lơ xanh, cải chíp,…), các loại hoa quả tươi (cam, quýt…), các loại đậu, hạt, trứng, sữa, tảo biển,… Trong đó, tảo biển đỏ là nguồn bổ sung canxi tự nhiên rất hiệu quả, được coi là xu hướng phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ hiện nay. Canxi trong tảo biển đỏ có cấu trúc lỗ xốp tổ ong nên rất dễ hấp thu, do đó giúp trẻ hấp thu đủ lượng canxi cần thiết mà không phải lo lắng vấn đề nóng trong, táo bón hay vôi hóa thành mạch, sỏi thận như khi dùng các loại canxi thông thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét