Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

Bạn có biết con mình thiếu calci?

Canxi có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định độ cứng cáp, phát triển chiều cao,… của trẻ nhưng nếu không nắm được những dấu hiệu và cách bổ sung calci cho trẻ thì con có thể bị thiếu calci mà mẹ không biết. Đặc biệt, trong thời gian đầu đời, trẻ cần rất nhiều vi chất dinh dưỡng - đặc biệt là calci - cho quá trình phát triển xương, khớp và các cơ quan chức năng khác trong cơ thể. Nếu lượng calci trẻ được cung cấp hoặc hấp thu không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu calci.

Thiếu calci trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn và đặc biệt rất khó cao. Nhưng làm thế nào để nhận ra con mình đang thiếu calci? Xin mách mẹ 9 dấu hiệu đặc trưng này

1. Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không yên giấc

Nhiều bà mẹ mới sinh thường rơi vào trạng thái khủng hoảng, trầm cảm vì con cứ đến đêm và trở nên rất tỉnh táo, khó chấp nhận đi vào giấc ngủ dù mẹ đã nỗ lực hết sức để ru con. Một số thậm chí còn đau khổ hơn khi trẻ có thể thức một mạch từ 10 giờ tối hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau. Thông thường, khi con có biểu hiện khó ngủ, mất ngủ, đột nhiên thức tỉnh giữa đêm và quấy khóc liên tục, mẹ nên nghĩ đến khả năng trẻ bị thiếu calci. Nỗi sợ hãi khi đêm xuống là một trong những đặc điểm đặc trưng nhất của những trẻ này.

2. Đổ mồ hôi đêm

Trẻ thiếu calci hay đổ mồ hôi, ra mồ hôi trộm. Dấu hiệu rõ ràng nhất là thời gian sau khi ngủ dậy, đầu trẻ ướt sũng mồ hôi.

3. Tính tình bất thường

Trẻ thiếu calci thường hay khó chịu, thích khóc, bồn chồn. Những bé này cũng có các biểu hiện tâm trạng không tốt như chán ăn, không quan tâm đến môi trường xung quanh, chậm phát triển tâm lý.

4. Chậm mọc răng, răng mọc không đều

Canxi chuyển hóa không tốt, thiếu calci dẫn đến chậm mọc răng. Tuy nhiên răng mọc không đều cũng là dấu hiệu của trẻ bị thiếu calci. Một số em bé khi đến tuổi mọc răng vẫn có răng như bình thường, tuy nhiên răng mọc lệch, so le, bố trí không đều khoảng cách giữa các răng, răng lỏng, sớm rụng cũng là biểu hiện thiếu hụt calci ở trẻ.

5. Rụng tóc vành khăn

Thiếu calci khiến bé dễ đổ mồ hôi và rụng tóc, nhất là phìa mặt sau của đầu, nơi tiếp xúc với gối. Rụng tóc vành khăn có thể là một dấu hiệu của phản ứng thiếu hụt calci, tuy nhiên không hoàn toàn là như vậy.

6. Thóp liền quá muộn

Thời gian liền thóp thông thường từ 12-18 tháng. Tuy nhiên thiếu hụt calci cũng sẽ khiến thóp liền muộn hơn khoảng thời gian này, tạo thành hộp sọ vuông.

7. Trẻ chậm phát triển, tập đi muộn, bị biến dạng xương và khớp

Hầu hết thiếu hụt calci ở trẻ dưới 1 tuổi đều biểu hiện ở khu vực chân. Chân cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm. Do xương mềm, các bé này cũng tập lẫy, bò, đứng, đi rất muộn.

8. Hay viêm phổi

Cơ thể thiếu calci sẽ dẫn đến trương lực cơ giảm. Cơ hô hấp kém hoạt động sẽ khiến trẻ dễ bị viêm phổi, viêm phế quản

9. Gân cơ bị kích thích quá đà

Trẻ thiếu calci thường có biểu hiện tăng kích thích thần kinh cơ. Cơ thanh quản có thắt nhiều sẽ gây khó thở, cơ hoành co thắt gây nấc cụt, cơ dạ dày co thắt gây ọc sữa, cơ thành ruột và cơ bàng quang co thắt gây tiểu và tiểu són nhiều lần.

Nếu trẻ có nhiều hơn 3 trong số 9 dấu hiệu trên, mẹ nên lưu ý bổ sung thêm calci cho con. Sữa, sữa chua và các chế phẩm từ sữa luôn là nguồn calci dồi dào và dễ hấp thụ nhất cho trẻ. Tuy nhiến nếu con không thích uống sữa, mẹ hoàn toàn có thể bổ sung cho bé bằng những thực phẩm khác như trứng hay đậu phụ. Đây là hai loại thực phẩm vừa giàu calci lại cung cấp rất nhiều protein cho trẻ. Khi nấu canh sườn cho trẻ, mẹ cũng có thể cho vào canh một vài giọt dấm, cũng sẽ giúp thúc đẩy sự hấp thụ calci tốt hơn.

Muốn con cao bổ sung calci?

Con gái tôi được 8 tuổi, cao 1,2m. Vợ chồng tôi đều có chiều cao khiêm tốn nên tôi muốn cho cháu uống calci để tăng chiều cao. Xin hỏi con tôi uống calci có ảnh hưởng gì không và nên dùng như thế nào? (Chị Minh Tâm, Cầu Giấy, Hà Nội)


TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Theo như bạn nói thì bé nhà bạn đang có chiều cao thấp so với trung bình của lứa tuổi (bé gái 8 tuổi có chiều cao trung bình từ 1,26m – 1,27m). Để phát triển chiều cao, có rất nhiều yếu tố tác động đến, đầu tiên phải kể đến yếu tố di truyền (gene chiếm 23%), tiếp đến là chế độ dinh dưỡng hợp lý (chiếm 31%), hoạt động thể lực (chiếm 20%) và các yếu tố môi trường khác (chiếm 26%). Do đó, bạn không cần quá lo lắng cháu sẽ thấp như bố mẹ. Nhưng bạn cũng nên quan tâm để cải thiện các yếu tố có thể cải thiện như dinh dưỡng, luyện tập để tăng chiều cao cho bé ngay từ bây giờ.

Một điều bạn cũng quan tâm nữa, đây là giai đoạn cần tăng tốc để can thiệp chiều cao cho bé, vì bé chuẩn bị bước vào giai đoạn tiền dậy thì. Nếu có chế độ ăn và hoạt động thể lực cũng như sinh hoạt hợp lý, có thể giúp bé phát triển chiều cao rất nhanh.

Chế độ dinh dưỡng cho bé cần đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cũng như các vi chất cho lứa tuổi. Nên cho bé ăn đa dạng thực phẩm và cân đối 4 nhóm thực phẩm để đảm bảo đủ năng lượng, giàu chất đạm (có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua…) để giúp tăng trưởng và phát triển. Rau xanh, hoa quả tươi là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt, góp phần giúp bộ xương cứng cáp hơn. Calci có nhiều trong tôm, cua, cá bé, sữa và các sản phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua..) giúp xương phát triển và chắc khỏe.

Hoạt động thể lực cho bé trong giai đoạn này cũng đóng vai trò quan trọng. Nên động viên bé tập 30 phút/ngày, tuần tập 5 ngày với các môn như bơi, cầu lông, bóng rổ, đi bộ, đạp xe… giúp bé khỏe mạnh và phát triển chiều cao.

Ngoài ra, giấc ngủ cũng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện. Bạn cần đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, ít nhất 8 tiếng một ngày và tốt nhất nên đi ngủ trước 22 giờ.

Việc tự ý cho trẻ dùng thuốc/viên bổ sung calci là không nên, bởi việc dùng không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bạn nên mang con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ thăm khám. Dựa vào tình hình trạng sức khỏe cụ thể của bé nhà bạn, các bác sỹ sẽ hướng dẫn cho bé dùng như thế nào, dùng bao nhiêu là phù hợp.

Chúc con bạn luôn khỏe và phát triển tối đa chiều cao!

Muốn tăng chiều cao, chỉ calci là đủ?

Để tăng chiều cao và bảo vệ xương chắc khỏe không phải chỉ calci là đủ, hơn nữa nếu bổ sung calci dư thừa hoặc không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe.

Nhiều người cho rằng, để tăng chiều cao và bảo vệ xương chắc khỏe thì cần bổ sung nhiều calci mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng, bởi ở mỗi độ tuổi, cơ thể chỉ cần một lượng calci nhất định, nếu bổ sung dư thừa hoặc không đúng cách, calci có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, ngoài calci, xương cũng cần thêm nhiều dưỡng chất khác để phát triển nhanh và khỏe.

Calci là thành phần quan trọng nhất của xương bởi 99% lượng calci của cơ thể nằm trong xương và răng, nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp calci mà cần được bổ sung. Calci không chỉ quan trọng với xương, răng mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ miễn dịch.

Calci ở dạng nào là tốt nhất?


Calci được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau. Calci nano ứng dụng công nghệ hiện đại, với kích thước siêu nhỏ, tăng khả năng hấp thu ở mức tối đa, sẽ là lựa chọn tối ưu để bổ sung cho cơ thể. Với kích thước cực nhỏ, calci sẽ thẩm thấu vào mạch máu tốt hơn. Theo các nghiên cứu, calci nano giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả gấp 200 lần dạng thông thường. Đồng thời, calci nano cũng làm giảm các tác dụng phụ do calci gây ra như táo bón, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa…

Chỉ calci là chưa đủ

Cơ thể muốn hấp thụ được calci thì phải kết hợp với vitamin D3. Vitamin D3 giúp cơ thể hấp thu calci từ ruột và máu, cũng như thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Vitamin D3 giúp tăng tổng hợp protein osteocalcin vận chuyển calci từ thực phẩm qua thành ruột đi vào máu để đến xương (nhưng có vitamin K2 mới kích hoạt được tính năng gắn calci vào xương của osteocalcin). Khi có đủ vitamin D3, cơ thể mới hấp thụ tốt được calci từ thực phẩm vào máu. Ngoài ra, vitamin D3 còn giúp giảm bài tiết calci từ thận. Vitamin D3 có nhiều trong cá biển, gan động vật, các chế phẩm từ sữa… Duy trì tiếp xúc với nắng sớm 15 phút mỗi ngày cũng giúp cơ thể tổng hợp được vitamin D3.
Vitamin K2 giúp vận chuyển calci từ máu vào xương, đồng thời kích thích tăng lượng collagen trong xương. Nhờ đó, vtamin K2 giúp xương phát triển vừa chắc khỏe vừa dẻo dai.
Nhiều người nghĩ vitamin C không liên quan gì đến xương nhưng nó lại giúp chống lại các gốc tự do, là nguyên nhân gây ra sự lão hóa. Do vậy, vitamin C duy trì trạng thái khỏe mạnh của các cơ quan, giúp giảm viêm, đặc biệt là kích thích hoạt động của các tế bào tái tạo và xây dựng xương. Vitamin C có nhiều trong những trái cây có vị chua.

Ngoài calci và vitamin, xương còn cần thêm chất khoáng vô cơ (chiếm 70% trọng lượng xương khô): Magne, manga, đồng, kẽm, boron, silic. Các chất hữu cơ (chiếm 30% trọng lượng xương khô) như các phức hợp protein (glycoprotein, là những glycosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic) kết hợp với protein. DHA còn giúp phát triển trí não và bảo vệ mắt, đồng thời giúp tăng khối lượng xương; Chondroitin và silic: Giúp kích thích sụn của trẻ phát triển nhanh và nhiều hơn, nhờ đó xương dài ra nhanh hơn.
Để tiện lợi và tránh quên việc kết hợp các vitamin K2 , D3 và C khi uống bổ sung calci, hãy lựa chọn một trong những sản phẩm thực phẩm chức năng có sự phối hợp cả calci, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho xương.

Người bị sỏi thận bổ sung calci như thế nào?

Câu hỏi: Chào bác sỹ! Mẹ cháu từng bị sỏi thận và phải cắt một quả thận. Hiện thận còn lại có nhiều cặn. Thời gian gần đây mẹ cháu bị thoái hóa đốt sống cổ. Liệu mẹ cháu có thể uống bổ sung thêm calci được không? Bổ sung calci có ảnh hưởng gì đến bệnh của mẹ cháu không? Mong bác sỹ tư vấn! Cảm ơn bác sỹ! (Nguyền Thu Hà - Hà Nam).

Trả lời:

BS. Trần Thị Bích Lan - Chuyên khoa Thận - Tiết niệu, nguyên bác sỹ Bệnh viện E Trung Ương, cho biết:

Chào cháu, sỏi thận là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận. Có nhiều loại sỏi thận, trong đó 80% - 90% là sỏi calci, gồm calci oxalate, calci phosphat và calci oxalatephosphat.

Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi struvite, sỏi acid uric, sỏi cystine. Vì đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng cần kiêng ăn hoàn toàn cacli để tránh bị sỏi thận. Hậu quả là cơ thể bị thiếu calci, gây loãng xương, rối loạn nhịp tim, rụng tóc, suy nhược thần kinh...

Người bình thường cần khoảng 1.000mg calci mỗi ngày. Bệnh nhân đang và từng có sỏi calci nên giới hạn lượng calci đưa vào nhỏ hơn 900mgr mỗi ngày.

Nếu mẹ cháu đã từng có sỏi calci thì việc bổ sung calci (loại tổng hợp) sẽ phải hạn chế. Cháu nên bổ sung calci cho mẹ bằng những thực phẩm giàu calci như cải xoong, trứng, sữa, tôm cua... Khi bổ sung cacli cho cơ thể mẹ cháu cần kiểm tra định kỳ lượng calci trong máu và siêu âm thận.

Chúc cháu và gia đình sức khỏe.

Bạn đang ngộ nhận những gì về calci

Theo một cuộc khảo sát của tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) vào năm 2013 ở một số nước châu Á, có rất nhiều những ngộ nhận về calci cũng như những chứng bệnh do thiếu calci đang tồn tại

Theo một cuộc khảo sát của tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) vào năm 2013 ở một số nước châu Á, có rất nhiều những ngộ nhận về calci cũng như những chứng bệnh do thiếu calci đang tồn tại.

Những ngộ nhận này có thể là một trong những nguyên nhân mà tại hội thảo lần thứ 3 về Chống loãng xương khu vực Châu Á Thái Bình Dương được thực hiện bởi Tổ chức Chống loãng xương quốc tế (gọi tắt là IOF) vào năm 2013, bà Judy Stenmark, Giám đốc điều hành cấp cao, đã báo cáo loãng xương là một vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng cần được báo động trên khắp Châu Á. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua 6 điều hay bị ngộ nhận nhất về calci cũng như các cách bổ sung calci.

Vai trò của calci:

Đa số mọi người đều cho rằng calci chỉ có vai trò tạo xương, để phát triển chiều cao và giúp răng chắc khỏe. Trên thực tế, calci là chất khoáng thiết yếu cho hoạt động bình thường của rất nhiều quá trình nội và ngoại bào khác nhau bao gồm co cơ, dẫn truyền thần kinh, phóng thích hormone và đông máu.

Ngoài ra, ion calci còn đóng một vai trò then chốt trong hệ thống truyền tin nội bào và liên quan đến quá trình điều hòa hoạt động của nhiều enzyme khác nhau. Do đó việc duy trì hằng định nội môi canxi (một hàm lượng calci thiết yếu) có ý nghĩa sống còn đối với cơ thể. Thiết hụt calci sẽ dẫn đến rất nhiều chứng bệnh, và còi xương cũng như loãng xương chỉ là những chứng bệnh có triệu chứng rõ ràng nhất mà thôi.

Tính hấp thụ calci:

Không phải như chúng ta vẫn tưởng, calci ở những dạng khác nhau sẽ có mức độ hấp thụ khác nhau. Cơ thể thường chỉ hấp thu từ 20 tới 30% calci từ thực phẩm. Calci dễ hấp thụ nhất là ở dạng lỏng và khó hấp thụ nhất là ở dạng rắn.

Thực phẩm chứa calci:

Những ngộ nhận về những thực phẩm chứa calci cũng khá nhiều. Có thể kể ra đây một số như việc ăn cả vỏ tôm vì nghĩ vỏ tôm giàu calci (vỏ tôm được cấu tạo từ chitin, không phải calci, ăn nhiều có nguy cơ bị táo bón), ăn hải sản cùng với đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi (acid phytic trong các thực phẩm này sẽ làm calci kết tủa thành muối, khiến cơ thể không hấp thu được), hầm xương nấu cháo, ăn váng sữa thay sữa, uống sữa chua nước thay cho sữa chua dẻo...

Những ngộ nhận này làm cho những khẩu phần tưởng đã đầy đủ canxi đôi khi lại là những khẩu phần thiếu calci.

Chỉ trông cậy vào sữa:

Sữa là nguồn cung cấp calci thiết yếu nhưng có 1 thực tế là trẻ càng lớn càng ít chịu uống sữa điều độ mà hay tùy hứng, đặc biệt là trẻ khoảng 2-5 tuổi còn nhỏ chưa hiểu hết lí lẽ khoa học mà ba mẹ chúng hay dùng để thuyết phục. Vì vậy, sữa đôi khi không thể cung cấp đủ được nhu cầu calci cho trẻ. Việc sử dụng các thực phẩm khác hoặc các sản phẩm bổ sung calci nên được cân nhắc.

Chỉ bổ sung khi thiếu:

Suy nghĩ chỉ khi nào thiếu mới bổ sung cũng là một ngộ nhận khá phổ biến. Cơ thể cần từ 1.000 tới 1.200mg calci mỗi ngày, tùy lứa tuổi và giai đoạn phát triển. Nếu hôm trước bạn chỉ hấp thụ 800mg calci, thì hôm sau bạn không thể bù lại bằng cách hấp thu 1600mg được. Calci cần phải được bổ sung một cách đều đặn mỗi ngày. Nhiều bà mẹ hiện nayvẫn cho rằng calci nóng không nên dùng mỗi ngày. Sự thật là calci không hề gây nóng và có thể bổ sung hàng ngày.

Bổ sung calci như thế nào cho đúng?

Câu hỏi: Chào bác sỹ! Tôi được biết calci có liên quan mật thiết đến sự phát triển của xương. Tuy nhiên tôi không biết nên bổ sung calci lúc nào và như thế nào. Mong bác sỹ tư vấn giúp tôi cách bổ sung calci đúng cho cơ thể. Cảm ơn bác sỹ! (Nguyễn Thị Linh - Hưng Yên)

Trả lời:

ThS.BS Doãn Thị Tường Vi - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, cho biết:
Chào bạn! Calci là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Việc cung cấp đủ calci giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển chiều cao. Tuy nhiên, thừa hay thiếu calci đều không có lợi cho sức khỏe. Bổ sung calci đúng cách và vừa đủ sẽ giúp phòng ngừa được loãng xương và một số chứng bệnh do thiếu calci gây ra. Với những người bị loãng xương việc bổ sung calci chỉ là biện pháp hỗ trợ chứ không có tác dụng điều trị. Nếu bệnh nhân bị rối loạn calci, bổ sung thêm calci thì không những không có tác dụng trong việc chữa bệnh loãng xương mà còn gây hại cho thận vì lượng calci dư thừa được đào thải qua thận.

Không ít người lo lắng mình bị thiếu calci đặc biệt là ở độ tuổi 40 - 50 đã uống kết hợp cùng lúc như viên bổ sung calci, sữa cho đến thực phẩm giàu calci trong bữa ăn. Việc bổ sung calci không khoa học này có thể khiến cơ thể bị dư thừa calci và dẫn tới một số bệnh lý khác như mệt mỏi, táo bón, buồn nôn, tim mạch và có thể hôn mê. Nếu bạn bị loãng xương thì khi bổ sung calci nên nhờ sự tư vấn của bác sỹ để có liều dùng hợp lý.

Một số lưu ý khi bổ sung calci cho cơ thể: Calci nên bổ sung với liều lượng không quá 1.500mg/ngày. Calci bổ sung dưới dạng viên thường gây ra táo bón, mệt mỏi nhiều hơn calci trong thực phẩm. Hàm lượng calci được hấp thụ vào cơ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hàm lượng vitamin D, protein, hormone sinh dục... Khi bổ sung calci nên kết hợp với việc bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng hoặc dùng viên uống bổ sung vitamin D.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Những thực phẩm giàu calci

Calci cần thiết cho quá trình tạo dựng xương và răng chắc khỏe. Cơ bắp và các tế bào thần kinh hoạt động tốt cũng không thể thiếu calci. Chất này còn giúp giữ huyết áp ổn định và cải thiện làn da. Trung bình, một người trưởng thành cần khoảng 1.000mg calci/ngày.

Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu calci:

Súp lơ xanh: Ăn bông cải xanh ít nhất 1 lần trong ngày giúp bạn bổ sung calci cần thiết cho cơ thể. Vitamin K có trong bông cải xanh còn có tác dụng duy trì chất đạm trong xương, giúp xương chắc khỏe.

Đậu trắng: Rất giàu calci cùng folate, chất sắt, chất xơ hòa tan và kali. Tất cả các dưỡng chất này đều có tác dụng làm giảm nguy cơ loãng xương. Ăn đậu trắng còn giúp cung cấp cho cơ thể lượng ma giê đủ cho quá trình hấp thu calci.

Đậu nành Nhật (edamame): Đây là loại đậu nành non. Nên bổ sung đậu edamame vào thực đơn vài lần trong tuần. Đậu edamame cũng giàu magne và kali, vốn là những chất bổ dưỡng cho xương.

Đậu hũ, đậu phụ: Đây là nguồn phong phú calci giúp phòng ngừa loãng xương.
Cải xoăn: Nguồn dồi dào calci từ cải xoăn làm chậm tiến trình suy giảm mật độ chất xương, từ đó đẩy lùi nguy cơ bị loãng xương ở tuổi mãn kinh.